Thương mại song phương giữa Washington và Berlin chứng kiến những bước tiến vượt bậc.
Trung Quốc và Đông Á được dự báo sẽ là những động lực lớn của sự phục hồi này...
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang kéo vận mệnh của khu vực đi xuống, trong khi các quốc gia phía Nam đang trỗi dậy, trở thành người dẫn đầu châu lục.
Thị trường dầu thô vẫn giữ bình tĩnh vào phiên sáng 29/4 trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động ở Trung Đông, nhưng nguy cơ giá dầu có thể tăng lên các mức cao mới trong năm nay sẽ khiến lạm phát dai dẳng hơn, từ đó đẩy lùi thời hạn cắt giảm lãi suất…
Các thị trường hiện dự báo ECB sẽ tiến hành ba đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, so với chưa đến 2 lần của Fed.
Các ngân hàng khu vực đồng Euro báo cáo nhu cầu vay vốn từ các công ty giảm đáng kể, cộng với lạm phát đang giảm nhanh hơn dự báo ở châu Âu, khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải ra tín hiệu sẽ sớm cắt giảm lãi suất khi hội đồng quản trị ngân hàng họp ở Frankfurt trong tuần này.
Tuy nhiên, việc lạm phát giảm chậm hơn dự kiến có thể ủng hộ các quan chức có lập trường cứng rắn của ECB - những người cho rằng không nên vội hạ lãi suất...
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 22/2 đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 2004, sau các khoản thanh toán khổng lồ do lãi suất cao hơn.
Đây là lần thứ hai trong 1/4 thế kỷ trở lại đây, Đức bị gọi là 'kẻ ốm yếu của châu Âu'...
Đức - trụ cột kinh tế vững chãi nhất của châu Âu đang đứng trước nhiều thách thức, khiến thế giới càng thêm lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện. Song, Berlin đang làm tất cả để ngăn chặn điều đó.
Tại các cuộc họp trong tuần này, các ngân hàng trung ương lớn ở phương Tây dự kiến giữ nguyên chính sách tiền tệ nhưng sẽ bác bỏ khả năng giảm lãi suất sớm vào năm tới trong bối cảnh thị trường việc làm vẫn mạnh mẽ.
Số liệu sơ bộ của Cục Thống kê liên bang Đức vừa công bố cho thấy, giá tiêu dùng ở Đức vẫn ở mức cao nhưng lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang tiếp tục có xu hướng giảm mạnh và trong tháng 9 đã xuống mức thấp nhất kể từ khi cuộc xung đột bùng phát ở Ukraine. Đây là tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang đè nặng lên hoạt động kinh tế của châu lục do làm giảm nhu cầu về tín dụng, cản trở đầu tư và tiêu dùng. Kinh tế Đức giảm mạnh kéo đà tăng trưởng của khu vực đi xuống.
Số liệu sơ bộ của Cục Thống kê liên bang Đức công bố cho biết trong tháng 9, giá tiêu dùng chỉ tăng trung bình 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đạt 6,1% trong tháng 8.
Trong phần lớn thế kỷ này, Đức đã đạt được nhiều thành công về kinh tế, thống trị thị trường toàn cầu về các sản phẩm cao cấp, một nửa nền kinh tế dựa vào xuất khẩu.
Ngân hàng trung ương của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới được cho là đã đạt hoặc sắp đạt mức lãi suất cao nhất mà họ có thể áp dụng.
Lạm phát tăng cao và kinh tế trì trệ trong nhiều quí liên tiếp đang khiến nước Đức một lần nữa phải đối mặt với nỗi ám ảnh mang tên 'bệnh nhân của châu Âu'.
Đã gần hai thập kỷ kể từ khi Đức thoát khỏi cái mác 'người bệnh của châu Âu' bằng một loạt cải cách thị trường lao động, mở ra nhiều năm tăng trưởng kinh tế vượt trội. Thật không may cho Berlin, cụm từ này đang quay trở lại.
Cơn bùng nổ du lịch trong mùa hè ở châu Âu, với giá cả mọi thứ từ phòng khách sạn cho đến giá vé máy bay đều tăng cao đáng kể, đang làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) khi họ vẫn đang chật vật kiểm soát lạm phát.
Nền kinh tế khu vực đồng euro đang tăng trưởng trở lại, nhưng có thể gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng trong thời gian còn lại của năm.
Đài CNN dẫn ước tính chính thức được công bố ngày 31.7 cho thấy nền kinh tế khu vực đồng euro đang tăng trưởng trở lại.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên đầu tuần do nhà đầu tư lo ngại rằng lập trường cứng rắn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về lãi suất có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Ngân hàng trung ương các nước giàu đang mạnh tay nâng dự báo về lạm phát khi cho rằng phải tiếp tục tăng lãi suất và cảnh báo nhà đầu tư về việc lãi suất sẽ còn giữ ở mức cao trong một khoảng thời gian nữa...
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã đánh giá thấp lạm phát vào năm ngoái và họ đang cố gắng không phạm sai lầm tương tự.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất sau cuộc họp chính sách tiếp theo để giải quyết tình trạng lạm phát cao, các thành viên của hội đồng điều hành thiết lập lãi suất cho biết ngày 16/6. Trong khi đó, các tín hiệu cho thấy Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể sẽ tăng lãi suất thêm 1/4 điểm, lên mức cao nhất trong 15 năm là 4,75% vào ngày 22/6 tới, lần tăng lãi suất thứ 13 liên tiếp.
Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị cho đợt phát hành trái phiếu mới để huy động tiền cho ngân sách đang kiệt. Động thái này sẽ càng hút cạn thanh khoản trên thị trường, đe dọa lớn đến các tài sản rủi ro như cổ phiếu.
Với việc thỏa thuận về nợ trần của chính phủ Mỹ được Tổng thống Joe Biden ký ban hành hôm 3-6, Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị cho 'cơn sóng thần' phát hành trái phiếu mới để huy động tiền cho ngân khố đang kiệt. Động thái này sẽ càng hút cạn thanh khoản trên thị trường, đe dọa các tài sản rủi ro như cổ phiếu.
Chuyên gia kinh tế cho biết mặc dù cuộc đình công gây bất tiện cho người dân và ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, song tác động của cuộc đình công kéo dài một ngày không quá lớn.
Các ngân hàng trung ương cần tính toán lại chu kỳ tăng lãi suất và siết chặt các quy định về bảo hiểm tiền gửi để đảm bảo không lặp lại một vụ sụp đổ khác.
Tập đoàn công nghiệp Siemens (Đức) đang tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư thêm vào Đông Nam Á để đa dạng hóa khỏi Trung Quốc. Tập đoàn này đang đi theo xu hướng giảm rủi ro chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa phương Tây và Bắc Kinh dâng cao.
Vừa qua, hai vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai và thứ ba nước Mỹ trong vòng 3 ngày là Ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Ngân hàng Signature (SB) đã khiến nhiều nhà hoạch định chính sách quốc tế phải chuyển sang 'chế độ chữa cháy' vào đầu tuần, khi các nhà đầu tư lo ngại về khả năng lây lan từ các vụ đổ vỡ nói trên, và tin rằng các ngân hàng trung ương có thể làm chậm hoặc đảo ngược việc tăng lãi suất mạnh mẽ của họ để ngăn chặn bất ổn lan rộng hơn.
Giá cả năng lượng lại khuấy động nền kinh tế toàn cầu, nhưng lần này là tin tốt. Khi giá khí đốt và dầu thô cùng giảm sâu, người tiêu dùng có ngân sách nhiều hơn để chi tiêu cho những thứ khác, củng cố niềm tin doanh nghiệp đồng thời giảm áp lực ngân sách của các chính phủ.
Các nhà kinh tế ước tính giá khí đốt tự nhiên (LNG) hạ nhiệt có thể thúc đẩy sản lượng của châu Âu thêm 1,5%, đồng thời giúp gia tăng niềm tin của người tiêu dùng.
Trong tháng 2/2023, giá lương thực đã tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng từ mức 20,2% trong tháng trước đó, trong khi giá năng lượng giảm nhẹ xuống 19,1% từ mức 23,1% trong tháng 1/2023.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã giảm xuống mức được ghi nhận lần cuối trước cuộc xung đột Nga-Ukraine khi thời tiết ấm hơn trong mùa đông giúp các nước trong khu vực duy trì nguồn dự trữ nhiên liệu này.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đều đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong tuần qua. Đây là bước đi đã được các thị trường dự báo trước.
Với động thái tiếp tục tăng lãi suất, một loạt ngân hàng trung ương khắp thế giới vừa gửi đến các thị trường thông điệp rõ ràng: Chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục được thắt chặt.
Sau hai lần tăng lãi suất liên tiếp 0,75 điểm phần trăm, các thị trường đang căng thẳng để xem liệu ECB sẽ duy trì đà tăng mạnh mẽ đó hay giảm xuống mức tăng 0,5 điểm phần trăm.
Hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đều tăng điểm trong ngày giao dịch 30/11, dù số liệu sản xuất của các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 11 không như kỳ vọng.
Bất chấp việc World Cup Qatar 2022 là giải đấu gây tranh cãi nhất trong lịch sử, các thương hiệu trên thế giới vẫn đổ tiền và hy vọng có tên trong giải bóng đá lớn nhất hành tinh.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế đến từ các ngân hàng hàng đầu thế giới, khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ bước vào suy thoái kinh tế mới trong những tháng tới và sự phục hồi kinh tế sau đó sẽ tương đối khó khăn và chậm chạp.
Ngân hàng trung ương Anh cho biết, dù điều gì đã xảy ra, kinh tế Anh cũng đang rơi vào một cuộc suy thoái kéo dài ít nhất là trong năm tới.
Các nhà đầu tư và một số nghị sĩ đảng Bảo thủ cảnh báo sự trở lại của ông Boris Johnson vào ghế thủ tướng có nguy cơ gây ra hỗn loạn chính trị và kinh tế hơn nữa.