Từ việc canh tác nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, theo kiểu 'trông trời, trông đất, trông mây', giờ đây, người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã 'trông' vào các thiết bị số. Bởi ở đó, nông dân có thể giám sát cây trồng, vật nuôi một cách liên tục, phân tích diện rộng tình hình thời tiết, độ ẩm, sâu bệnh... để thực hiện canh tác an toàn. Đây là nền tảng để ĐBSCL xây dựng ngành nông nghiệp sạch, hiện đại, giúp nông dân phát triển kinh tế và ngày càng có trách nhiệm hơn với thiên nhiên.
Sự chủ động trong thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, thực hiện sản xuất xanh và bền vững, với sự tham gia của các HTX đang góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương ở Đồng Tháp.
Hiện nay, nhờ các hệ thống cảm biến thông minh trên đồng ruộng, nông dân có thể giám sát, ra quyết định chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh ở mọi lúc, mọi nơi qua smartphone. Đây chính là hướng đến cách làm nông nghiệp khác với truyền thống, điều đó sẽ tạo ra cuộc cách mạng về lợi nhuận và bền vững.
Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ, không ít HTX đã nhanh nhạy trong liên kết với các đơn vị liên quan để phát triển mô hình cánh đồng thông minh không dấu chân người.
Trong Ðề án 'Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030', thì đến năm 2025, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo; trong đó gạo thơm, đặc sản và gạo japonica chiếm 40%, gạo nếp 20%, gạo trắng phẩm chất cao 20%, gạo phẩm trung bình và thấp 15%, sản phẩm từ gạo 5%. Ðặc biệt, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu là 20%.
Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, gia tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ dân trong vùng đã tích tực tìm tòi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cần phải xếp chữ hợp tác trên đầu vì nếu không biết hợp tác thì không thành công. Với người nông dân, nếu không tham gia hợp tác xã thì sẽ không sản xuất trên quy mô lớn. HTX không phải chia một chiếc bánh mà làm cho chiếc bánh to ra.
Thành công lớn của vụ lúa Thu Đông ở Đồng Tháp là nhờ các hợp tác xã và nông dân liên kết với doanh nghiệp để sử dụng giống lúa chất lượng cao, cho năng suất cao hơn 200 kg/ha và bán được giá cao.
Trên nền tảng sản xuất hiện đại ứng dụng công nghệ 4.0 đầy sáng tạo, mô hình trồng lúa thông minh của HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 (xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) đang mang lại hiệu quả vượt trội về kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng công nghệ 4.0 vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ cho mô hình này.