Sinh ra ở Tây Nguyên, chàng trai dân tộc Ba Na A Mít đã phải đi chặng đường dài để đến với bóng đá. Sau rất nhiều nỗ lực, A Mít đang ghi dấu ấn tại sân chơi V-League trong màu áo CLB Thanh Hóa.
Năm 2023 là năm thứ 10, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.
Tục lệ 'củi hứa hôn' được người Xơ Đăng truyền từ đời này sang đời khác. Từ bao đời nay, chưa thấy chàng trai nào đem bán hoặc đổi củi hứa hôn. Và khi được tình yêu đôi lứa 'chạm' vào, vật bình thường cũng trở nên có giá, nhiều khi vô giá.
Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa - nghệ thuật tại Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I, năm 2023, tối 30/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức Liên hoan Văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc vùng Tây Nguyên.
Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, tối 20/11, Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã bế mạc. Tại ngày hội, hơn 800 nghệ nhân và diễn viên quần chúng đã tham gia trình diễn, thi tài trong nhiều nội dung văn hóa nghệ thuật với không khí sôi nổi, rộn ràng.
Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Được biết, đồng bào dân tộc Ve (nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ Triêng) cư trú chủ yếu tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là tộc người thiểu số trên vùng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tri thức dân gian, phong tục, tập quán, lễ hội tiêu biểu là lễ nghi, tập tục trong hôn nhân... luôn được cộng đồng xem đó là nét văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, theo thời gian, lễ cưới truyền thống của đồng bào Ve nơi đây đang có nguy cơ mai một.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải mong muốn người dân vùng cao biên giới tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, bảo vệ rừng và vươn lên làm giàu từ rừng.
Là nhân vật truyền cảm hứng trong Giải báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam cô Thu và trò điểm trường Tắk Pổ có điều kiện dạy - học tốt hơn.
Cán bộ, chiến sĩ người dân tộc thiểu số của Trung đoàn 990, Bộ CHQS tỉnh Kon Tum luôn chiếm hơn 70% quân số của đơn vị. Điều này đặt ra nhiều khó khăn trong công tác tư tưởng. Song, bằng cách làm sáng tạo, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 990 đã xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, có môi trường văn hóa lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa.
Y Un Diễm (23 tuổi) là sinh viên năm thứ 3, lớp Sư phạm Tiếng Anh K21, Trường Đại học Tây Nguyên. Sinh ra và lớn lên ở vùng cao nguyên đất đỏ, Diễm luôn tự hào khi mang trong mình dòng máu dân tộc Giẻ Triêng. Chặng đường từ cô bé dân tộc miền núi luôn khép mình, tự ti trở thành một cô sinh viên xuất sắc trong học tập và phong trào sinh viên như hiện tại chính là điều Diễm 'chưa từng nghĩ đến'.
Hoàn thành 10 năm nay, nhưng làng tái định cư Măng Rao (Đắk Pét, Đắk Glei, Kon Tum) gần như bỏ hoang, chỉ một hộ dân đến ở.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư tại các tỉnh Bình Phước, Hòa Bình và Quảng Nam trong năm 2023. Hoạt động này nằm trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 của Bộ.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký Quyết định số 2909/QĐ-BVHTTDL ngày 6/10, về việc xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư năm 2023.
Không chỉ 'làm cho hết nhiệm vụ, làm những gì được giao', Thiếu tá Bùi Triệu Phú, cán bộ Đồn Biên phòng Dục Nông, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum còn 'tự mình tìm cách, tự mình tìm việc' để đem lại những điều tốt nhất cho 'anh em ruột thịt' ở nơi biên cương Tổ quốc.
Lâu nay, mọi người thường chỉ biết đến các 'ông bầu' trong bóng đá. Bởi vậy, chuyện 'bà bầu' Su Bi (SN 1993, làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xây dựng đội bóng đá phong trào hay tài trợ cho các nữ cầu thủ khiến không ít người ngạc nhiên, khâm phục.
Hơn 3000 cô đỡ thôn bản được đào tạo, hoạt động đến nay đã 30 năm trở thành cánh tay nối dài của ngành y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ, trẻ sơ sinh vùng dân tộc thiểu số miền núi.
Đã hơn 1 năm trôi qua, nhưng câu chuyện của cô gái người Giẻ Triêng tên Y Lan (xã Đắk Xú, H. Ngọc Hồi, Kon Tum) bị lừa bán sang Campuchia vẫn luôn là bài học nhắc nhớ đối với người dân vùng rẻo cao này. Lầm tin vào 'bánh vẽ' đi nước ngoài làm 'việc nhẹ, lương cao', Y Lan những tưởng không còn cơ hội gặp lại người thân, nhưng rất may, cô đã được lực lượng BĐBP giải cứu.
Tối nay (10/9), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ bế mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 năm 2023. Sau 3 ngày diễn ra lễ hội với các hoạt động thể thao, văn nghệ, trình diễn trang phục truyền thống đã giúp cho các đoàn giao lưu học hỏi lẫn nhau.
Ngày 9/9, trong khuôn khổ chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), một số đoàn tham gia ngày hội đã trưng bày, giới thiệu không gian và ẩm thực truyền thống.
Lần đầu tiên hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sị, diễn viên đồng diễn ở phố biển Quy Nhơn (Bình Định) giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Nhẹ dạ, cả tin vào 'chiếc bánh vẽ', cô gái người Giẻ Triêng tên Y Lan (xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) những tưởng không còn cơ hội gặp lại người thân nơi quê nhà, cho đến khi được BĐBP Kon Tum giải cứu. Đã 1 năm trôi qua, nhưng câu chuyện của Y Lan vẫn luôn là bài học cảnh tỉnh cho những người tin vào câu chuyện 'việc nhẹ, lương cao' .
451 học sinh vùng rẻo cao Kon Tum thay quần áo lấm lem, sờn cũ để khoác lên mình bộ đồng phục mới tinh tươm chào đón năm học mới.
Trong Giáo phận Kon Tum có một số linh mục, một số thầy dòng, các sơ đến từ rất nhiều cộng đoàn hiện diện trên địa bàn hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai tham gia phục vụ cho bệnh nhân phong.
Tối 17-8, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lần thứ XX năm 2023 với chủ đề Sắc màu văn hóa miền núi Quảng Nam đã chính thức khai mạc tại huyện Phước Sơn.
Tỉnh Quảng Nam xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu đến năm 2025 thu hút được hơn 12 triệu lượt khách, trong đó, có 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế, tạo ra khoảng 30 nghìn việc làm cho xã hội và tăng lên 50 nghìn việc làm vào năm 2030.
Vùng sâu trong đất liền Quảng Nam còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cùng hệ sinh thái đa dạng, là nguồn tài nguyên du lịch quý giá cần được khai thác bền vững.
Với hàng loạt hoạt động chuẩn hóa, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, trải nghiệm thực tế thiết thực, hấp dẫn, Trại huấn luyện dành cho học sinh là cán bộ Đoàn khối trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đã được tổ chức lần đầu tiên.
Với phương châm 'nơi ở mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ', giúp đồng bào dân tộc thiểu số an cư lạc nghiệp, trong những năm qua, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đã làm nên cuộc 'cách mạng lớn' về quy hoạch sắp xếp dân cư.
Đắk Pék là một xã nằm ở trung tâm huyện Đăk Glei - một huyện nghèo, huyện biên giới, có đông bà con dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum. Đa phần bà con dân tộc thiểu số ở xã theo đạo Tin lành, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tham gia sát cánh cùng HTX, nên đời sống của bà con được cải thiện hơn trước rất nhiều, giúp thôn làng ngày càng khởi sắc, tiến tới hoàn thành mục tiêu xã nông thôn mới nâng cao.
Với đồng bào Giẻ Triêng, đàn m'bin là vật dụng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Còn với ông A Quá (thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), đàn m'bin như người bạn tri kỷ, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống thường ngày.
Từ sáng sớm, từng tốp người Giẻ Triêng ở huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) tay xách nách mang dụng cụ thô sơ, kéo nhau ngược theo bờ suối phía trên nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 để mót vàng sa khoáng.
Hồi mới lên Tây Nguyên, tôi thường về làng. Một mặt, nó như đi chơi, chứ hồi ấy cũng chưa có ý thức nghiên cứu tìm hiểu gì, cái chính là giải quyết cái sự... đói. Về làng được ăn no hơn, có rượu cần uống, giỏi hơn thì còn được ăn thịt gà.
Giám định pháp y là lĩnh vực lao động độc hại về thể chất, tinh thần nhưng có ý nghĩa quan trọng trong hành trình bảo vệ lẽ phải, công lý cho người vô tội và cả người đã khuất. Vậy nhưng, những người khoác áo blouse trắng công tác tại Trung tâm Pháp y tỉnh Gia Lai không thôi đắng đót khi nhắc chuyện nghề, bởi dư luận xã hội chưa có cái nhìn thiện cảm về công việc của họ.
'Biệt đội' thợ xây đầu tiên ở vùng biên giới Việt - Lào (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) của đảng viên trẻ, thủ lĩnh chi đoàn người dân tộc Ve (trong nhóm dân tộc Giẻ Triêng) đã và đang cùng góp sức thay đổi cuộc sống của dân làng, chung tay xây dựng biên cương thêm tươi đẹp.