Chiều 6-10, Ban Kinh tế tài chính, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, chùa Thuần Lương (TP. Sông Công) và các nhà hảo tâm phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Đồng Hỷ tổ chức trao tặng quà cho người dân và học sinh xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng (ảnh).
Vợ trở dạ, theo phong tục của người Mông, anh Mua Mí Pó, 25 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, đã để vợ ở nhà tự sinh con. Thai nhi ngôi ngược, cả hai mẹ con rơi vào tình trạng nguy kịch.
Từng bị chê bai, thậm chí người đời xa lánh, nhưng bằng trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, nghị lực phi thường và niềm tin mãnh liệt vào thành công, những đảng viên Lầu Minh Pó, Chá Văn Dia, Thao Văn Thê... đã kiên định với ý tưởng, con đường đi của mình, dẫu có đi ngược lại với phần đa dân bản. Chính họ là những hạt nhân tiêu biểu ở ngay trong vùng đồng bào Mông, đã cùng với cấp ủy, chính quyền gỡ ra mớ bòng bong nút thắt trong nếp nghĩ, cách làm, động viên bà con xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại để vươn lên đổi khác.
Ngày 5-10, Câu lạc bộ Ước vọng sống (Hà Nội) phối hợp với các nhà hảo tâm và xã Thượng Nung (Võ Nhai) tổ chức khánh thành, bàn giao công trình bếp ăn, trang thiết bị, đồ dùng học tập cho Điểm trường Lũng Hoài thuộc Trường Mầm non Thượng Nung.
Người dân vừa tổ chức lễ cúng ở tảng đá thiêng trên đỉnh Tà Tao và một mùa leo núi, chinh phục những cung đường đẹp, hoang sơ mà không kém phần kỳ vĩ ở nơi đây đã được bắt đầu.
Khi đám đất nương bạc phếch cũng là lúc cánh rừng đầu nguồn kế tiếp bị đốn hạ, hơn 10 năm trước, nhiều hộ đồng bào Mông ở Thanh Hóa vẫn cứ tiến sâu vào rừng, trèo lên núi cao nhưng chưa từng thoát khỏi vòng vây đói nghèo. Cho đến khi, có những đảng viên tiên phong đưa ruộng về bản tập trung thâm canh...
Con không cao lớn bằng bố, bố con không cao bằng ông nội, ông nội nhỏ hơn ông cố, người Mông càng ngày càng nhỏ đi... Nghĩ mình được học hành, được đi ra tiếp cận với văn minh xã hội, nên phải có trách nhiệm với giống nòi, với bản thân, chị Hơ Thị Dợ, giáo viên Trường Tiểu học Sơn Thủy (Quan Sơn) quyết không kết hôn sớm, cũng chẳng theo sự sắp đặt người Mông phải lấy người Mông. Suốt bao nhiêu năm, chị âm thầm, quyết tâm xóa nỗi sợ định kiến.
Ngày 4/10, Báo Cao Bằng phối hợp với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tặng quà 108 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xóm Ma Pản, Lũng Lừa, xã Đa Thông (Hà Quảng).
Huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò. Nơi đây cách trung tâm huyện khoảng 40 km, địa hình đồi núi cao với hầu hết khu vực nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.500 m nằm ở phía Tây Bắc của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Từ bao đời nay, đồng bào Mông cùng nhau gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người phụ nữ Mông miệt mài bên khung cửi dệt để giữ lại tinh hoa văn hóa dân tộc trên những tấm thổ cẩm đậm bản sắc.
Sinh ra và lớn lên tại bản Mông nghèo thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, cô gái Giàng Thị Sao (SN 1986) nỗ lực học tập để hiện thực ước mơ được đứng trên bục giảng. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm âm nhạc, cô được tuyển dụng và phân công về Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) dạy từ năm 2010.
Thẳm sâu trong ánh mắt của những người Mông tôi gặp năm cũ là khoảng trời lang bạt, bìu díu nhau lên phía trời cao chon von để đắp đổi mưu sinh. Từng cánh rừng đầu nguồn bị hạ xuống, nhưng cuộc sống thiếu thốn vẫn tuần tự trôi đi như một điệp khúc buồn nương theo bao hủ tục rườm rà, nghiệt ngã. Giờ khác lắm, trên miền đất biên cương xanh thẳm này, đã có những đảng viên bộc trực, gan dạ, dám hứng chịu 'búa rìu' dư luận, quyết nghĩ khác, làm khác, những mong bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng bản làng mỗi ngày thêm ấm no. Tôi gọi họ là những người Mông 'đi ngược' tìm ấm no nơi biên viễn.
Ngày 3/10, Báo Tuyên Quang phối hợp với UBND xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn) khởi công xây dựng nhà mới cho gia đình anh Sầm Văn Tu, dân tộc Mông, thôn Chương.
Thực hiện phát động của đồng chí Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về giúp đỡ 20 hộ nghèo tại thôn Chương và Tấu Lìn, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) làm mới và sửa chữa nhà ở, sáng 3-10, Báo Tuyên Quang phối hợp với UBND xã Hùng Lợi (Yên Sơn) khởi công xây dựng nhà mới cho gia đình anh Sầm Văn Tu, dân tộc Mông, thôn Chương.
Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Bảo Thắng là trường học đầu tiên của tỉnh Lào Cai thành lập Câu lạc bộ dạy tiếng mẹ đẻ, chữ viết cho học sinh.
Xã vùng cao Hang Kia (Mai Châu) là nơi sinh sống từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mông. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo nông thôn nơi đây dần thay đổi, đời sống kinh tế của người dân từng bước cải thiện, nâng cao.
Không chỉ được mệnh danh 'thiên đường trên mây', Sin Suối Hồ còn là nơi lưu giữ văn hóa, ẩm thực cùng những câu chuyện thấm đẫm tính huyền thoại. Nếu có cơ hội đến Lai Châu xin đừng bỏ qua Sin Suối Hồ - điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất Đông Nam Á.
Cuối thu, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, khắp các rẻo cao của huyện Bắc Yên như được dát vàng lên những sườn núi, thung lũng, bởi ruộng lúa trĩu bông, báo hiệu mang đến no ấm, bình yên cho đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Đồng thời, cũng là dịp cho những người đam mê khám phá, 'săn ảnh' đến và trải nghiệm.
Ngày 2/10, Hiệp hội Du lịch các tỉnh Thái Bình, Quảng Bình đồng hành với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức chương trình thiện nguyện tặng quà nhân dân xóm Cốc Phia, xã Quang Trung (Hòa An).
Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang tọa lạc ngay trung tâm TP Tuyên Quang, thuộc phường Tân Quang, là nơi lưu giữ và tái hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số của tỉnh. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng và tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa và quá trình làm ra những bộ trang phục đặc sắc này.
Là trung tâm 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu, xã Co Mạ có 3 dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú cùng sinh sống tại 17 bản. Những năm qua, Ban CHQS xã Co Mạ đã triển khai đồng bộ các mặt nhiệm vụ công tác, giữ vững quốc phòng - an ninh tại địa phương.
Mường Khoa là xã nông thôn mới của huyện Bắc Yên, có 8 bản; trong đó còn 2 bản đặc biệt khó khăn; 1.156 hộ, gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đã phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống của đồng bào được cải thiện, phát triển theo hướng bền vững.
Đội ngũ người có uy tín phát huy tốt vị trí, vai trò trong khối đại đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng NTM ở Thái Nguyên.
Giữa lúc tưởng chừng phải dừng lại vì hoàn cảnh, Quỹ học bổngThắp Sáng Niềm Tin đã xuất hiện như một mối nhân duyên, trở thành ngọn đuốc soi sáng giúp Giàng A Ký - chàng trai người Mông vượt qua mọi rào cản để chinh phục ước mơ học tập. Câu chuyện của Ký là minh chứng cho sự kiên trì và giá trị của lòng nhân ái, khi mỗi sự giúp đỡ đúng lúc đều có thể tạo ra những điều kỳ diệu.
Do sinh sống chủ yếu ở vùng cao, giao thông trở ngại khiến cho cuộc sống của phần lớn đồng bào dân tộc Mông ở Bắc Kạn trước đây còn nhiều khó khăn. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền, cùng chính sách hỗ trợ, đầu tư của Đảng và Nhà nước đã giúp cho cuộc sống của đồng bào Mông có những đổi thay tích cực.
60 năm tuổi đời, hơn 20 năm tuổi Đảng, ông Lầu Văn Thào, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) được dân bản ví như ngọn đuốc sáng của bản. Bởi chính Bí thư Thào đã 'rọi đường', giúp cộng đồng người Mông Nà Tang nhận ra cái đúng, cái sai, một lòng tin và làm theo sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền, xây dựng bản làng giàu mạnh.
Bằng chất liệu từ thiên nhiên, qua bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, nét vẽ sáp ong đã trở thành những họa tiết trang trí không thể thiếu trên vật dụng, trang phục thổ cẩm truyền thống. Kỹ thuật vẽ này là một trong những nét tinh hoa đặc sắc của văn hóa dân tộc Mông ở Sa Pa (Lào Cai)
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mỗi vùng đất, mỗi bản làng tại Yên Bái còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong số đó, các trò chơi dân gian mang trong mình những câu chuyện, tri thức và bản sắc văn hóa phong phú.
Dù cách biệt tơi 27 tuổi nhưng cả hai vẫn có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Anh Thò Mí Sình được con riêng của vợ gọi là chú và có mối quan hệ thân thiết.
Chuyển đến nơi ở mới được gần 2 năm, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng 42 hộ dân ở khu tái định cư (TĐC) Ón 2, bản Ón, xã Tam Chung (Mường Lát) đã phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng cuộc sống mới. Vùng đất hoang hóa năm nào giờ đây đã hình thành một ngôi làng xinh xắn của người Mông.
Lai Châu đưa ra thị trường nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, nhanh chóng trở thành 'điểm nhấn' thu hút du khách trong và ngoài nước.
Thông tin tại buổi họp báo công bố Quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, có 20 phạm nhân người nước ngoài được hưởng đặc xá đợt này.
17 năm gắn bó với trường Mầm non xã Xím Vàng là từng đó thời gian cô giáo Nguyễn Thị Thu Phương đối mặt với những khó khăn để đổi lại nụ cười của học sinh vùng cao.
'Hôm nay tôi thay mặt dân làng xin phép dựng cây nêu mở hội Gầu tào tại đây. Cầu cho một năm mới người người, nhà nhà khỏe mạnh, con cái chăm ngoan và làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc' – Trong hương trầm khói tỏa giữa trời mây non nước, lời khấn thiêng liêng của thầy cúng chính là tiếng lòng của người Mông, xã Yên Lâm (Hàm Yên) hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc và phồn thịnh.
Chiều 28/9, Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Cao Bằng phối hợp với Công ty TNHH Thanh Chương - Văn phòng phẩm Eras tổ chức tặng vở viết và 1 số nhu yếu phẩm cho học sinh bị ảnh hưởng do thiên tai tại 2 xã: Ca Thành và Yên Lạc, huyện Nguyên Bình.
Ở những nơi cái ăn chưa no, cái mặc chưa đủ nhưng đôi mắt của trẻ em vùng cao Xím Vàng vẫn trong veo, bình yên đến lạ.
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp quốc, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Trong những năm qua, cô đỡ thôn bản tại các xã, bản đã và đang nỗ lực hết mình trong công việc, được ví như 'cánh tay nối dài' của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
'Gầu Tào' theo tiếng Mông có nghĩa là 'chơi ngoài trời' hay 'hội chơi đồi'. Tùy từng vùng người Mông, lễ hội được tổ chức vào các ngày khác nhau, thường diễn ra vào đầu xuân năm mới.
17 năm gắn bó với mảnh đất Xím Vàng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) là từng đó thời gian cô giáo Nguyễn Thị Thu Phương đối mặt với những khó khăn, vất vả để đổi lại nụ cười và tình yêu thương của những em bé vùng cao.
Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao.
Sáng 28-9, tại sân vận động thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm (Hàm Yên) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hàm Yên và UBND xã Yên Lâm tổ chức phục dựng, bảo tồn Lễ hội Gầu Tào của người Mông trên địa bàn.
UBND tỉnh Yên Bái vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận Nhà đầu tư đối với dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng tiêu chuẩn cao cấp quốc tế Omani Mù Cang Chải tại bản Tà Chí Lừ, trung tâm của di sản văn hóa ruộng bậc thang, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Đoàn kết là một trong những quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hành đại đoàn kết, giúp đỡ nhau có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh và thành công.
Liên quan đến phóng sự 'Bữa cơm trắng với gừng ở điểm trường Màng Mủ, Yên Bái', Phòng GD&ĐT Mù Cang Chải cho hay huyện đã chỉ đạo xác minh và sẽ có thông tin cụ thể sau khi có kết luận.
Khi được Hoa đặt hàng, Hương mua ma túy từ người đàn ông quen biết và thuê em gái mình vận chuyển đi giao. Chuyến hàng đầu tiên trót lọt, Hương trả cho em gái 20 triệu đồng tiền công.
Ngày 26-9, tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đoàn thiện nguyện của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Duy và Công ty CP Đầu tư Lemont đã tổ chức trao tặng quà tại điểm trường Bản Tèn, Trường mầm non Văn Lăng. Theo cô Nguyễn Thị Lệ, Hiệu trưởng nhà trường, xã Văn Lăng hiện 1.665 hộ với hơn 6.300 nhân khẩu gồm 8 dân tộc sinh sống, tỷ lệ đồng bào thiểu số chiếm hơn 80%. Trường Mầm non Văn Lăng thuộc xã Văn Lăng là trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ.