'Tự hào cờ Tổ quốc' - Thông điệp lớn về tình yêu đất nước

'Tự hào cờ Tổ quốc' là chương trình mà Báo Người Lao Động chuyển tải những thông điệp lớn về tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của mỗi người con đất Việt trong việc giữ gìn, bảo vệ cương vực lãnh thổ và biển đảo quê hương.

Ký ức Trường Sơn và mối tình nên duyên từ cung đường huyền thoại

Trên cung đường Trường Sơn huyền thoại - nơi 'bom cày, đạn xới', giữa những gian khổ, hy sinh vẫn có những mối tình đẹp nảy nở, trở thành sức mạnh, niềm tin cho những người lính Trường Sơn.

'Con sóc Trường Sơn' và ký ức tọa độ lửa

Trở lại chiến trường xưa nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn huyền thoại (19-5-1959 - 19-5-2024), nhiều cựu binh đã rơi nước mắt khi thấy lại hình ảnh của mình qua những thước phim lịch sử.

Đường mòn Hồ Chí Minh - Trận đồ bát quái trong rừng rậm

Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từng phải thừa nhận: 'Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành trận đồ bát quái trong rừng rậm'.

Ông cha ta đánh giặc: Nữ anh hùng dùng mìn phá bom nổ chậm

Địa điểm ATP gồm cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích trên tuyến đường 20-Quyết Thắng (thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ. Sáng 23-1-1967, địch cho máy bay thả hàng loạt bom đánh phá nơi này.

Khám phá những 'địa chỉ đỏ' trên dãy Trường Sơn

Dọc theo đường 20 Quyết Thắng, du khách được tham quan, tìm hiểu về nhiều di tích lịch sử, cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số trên đường Trường Sơn.

An vị tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn

Với lòng biết ơn sâu sắc, Quỹ Hạnh phúc cho mọi người (Hà Nội) đã cung tiến tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại Đền Tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn. Tượng tái hiện hình ảnh Bác ngồi đọc báo, được đúc bằng đồng, mạ vàng, cao gần 1 m

Linh thiêng các 'địa chỉ đỏ' dọc dãy Trường Sơn huyền thoại

Hàng năm vào tháng 7, người dân Việt Nam tri ân, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Chúng tôi về lại Trường Sơn qua đất Quảng Bình, nơi hàng vạn chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi từng tạm biệt quê hương, thầy cô, bè bạn để lên đường. Và nhiều người đã mãi mãi ở lại Trường Sơn.

Tháng 7 trên đường 20 Quyết Thắng

Trung tá Nguyễn Chí Thanh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cà Roòng gặp tôi tại TP. Đồng Hới, anh trân trọng: 'Từ khi công trình Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn-đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm Cà Roòng-ATP hoàn thành, khu vực biên giới Cà Roòng sôi động hẳn lên, nhất là dịp tháng 7. Cùng với các địa chỉ đỏ, tâm linh: Tượng đài Thanh niên xung phong (TNXP) thị trấn Phong Nha, phà Xuân Sơn, đường 20, đường Hồ Chí Minh, Đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ đường 20 tại Km16+500, hang Tám TNXP, hang Y tá... Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn-đường 20 Quyết Thắng ở cửa khẩu Cà Roòng trở thành nơi thăm viếng, tri ân của các thế hệ người Việt Nam khắp mọi miền Tổ quốc'. Lúc chia tay, anh mời: 'Tháng 7 này, ngược đường 20 Quyết Thắng nhé!'.Hai ông Phan Ngọc Lâm và Trần Thanh Phương (thị trấn Phong Nha, Bố Trạch) tình nguyện trở thành những người giữ Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn-đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm Cà Roòng-ATP. Họ kể với tôi nhiều câu chuyện xúc động về tình đồng đội của những người lính một thời 'Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước', từ đó các ông trân quý hơn công việc thường nhật của mình. 'Chúng tôi nguyện gìn giữ làm sao khói hương không bao giờ tắt, cho hương hồn các anh, các chị luôn luôn ấm áp giữa lòng đất mẹ Quảng Bình', ông Phan Ngọc Lâm chia sẻ.Biên giới tri ân

Bộ đội Trường Sơn 'chia lửa' trong Tết Mậu Thân 1968

Đêm 29-1-1968, các binh trạm phát động tổng công kích đợt 2 của Bộ đội Trường Sơn. Sau này, chúng tôi mới biết, trên tổ chức tổng công kích nhằm phục vụ chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trên toàn chiến trường miền Nam vào Tết Mậu Thân 1968. Bằng cách riêng của mình, Bộ đội Trường Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ 'chia lửa' với chiến dịch.

Giữ mãi mạch nguồn tri ân. Bài cuối: Tháng Bảy, sâu nặng nghĩa tình

Tháng Bảy, tháng tri ân, tháng đền ơn đáp nghĩa… đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Năm nay, kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, cùng với các địa phương trên cả nước tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tỉnh Quảng Bình hướng về tháng tri ân với những nghĩa cử cao đẹp, sâu nặng nghĩa tình để chia sẻ sự mất mát với các gia đình chính sách.

Khánh thành Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Trường Sơn, đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm Cà Roòng – ATP

Sáng nay, 24-7, tại xã Thượng Trạch (Bố Trạch), UBND tỉnh Quảng Bình, Tỉnh đoàn Quảng Bình, Chương trình Nghĩa tình biên giới (tạp chí Nông Thôn Việt) - tiền thân là Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn Báo SGGP long trọng tổ chức lễ khánh thành Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Trường Sơn, đường 20 Quyết Thắng, trọng điểm Cà Roòng - ATP.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết thắng

Chiều 14/6, nhân dịp về dự Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình, Chủ tịch nước và đoàn công tác Trung ương tới dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết thắng trên địa bàn xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Tinh thần Bộ đội Cụ Hồ của người lính lái xe

Sinh năm 1949, Đại úy Bùi Văn Hải có tới 19 năm lái xe và gắn bó với các chiến trường miền Trung, miền Nam và Campuchia, đặc biệt là tuyến đường Trường Sơn 'mưa bom bão đạn'. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, đồng thời đã 13 tháng chung sống cùng căn bệnh ung thư thực quản, thế nhưng tinh thần kiên định, lạc quan của người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn năm xưa vẫn luôn thường trực, giúp ông thêm trân quý cuộc sống để làm những công việc hữu ích cho đời.

Khi người lính tỏa sáng

Là người lính trưởng thành ở Trường Sơn những năm tháng chiến tranh, với bản chất 'bộ đội cụ Hồ', dù trên chiến trường hay thương trường, Anh hùng Phan Văn Quý, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific) luôn vượt qua mọi khó khăn, vươn lên và tỏa sáng. Khi đã thành đạt, ông không quên đồng đội cũ và tham gia nhiều hoạt động xã hội, từ thiện.

Đường 20- con đường huyền thoại

Con đường đã thấm máu của 1088 chiến sĩ ngã xuống và hàng ngàn chiến sĩ TNXP đã bỏ lại một phần thân thể nơi đây. Đó là con đường máu lửa 20 Quyết thắng, dài 125km bắt đầu từ cây số 0 ở làng Phong Nha, xã Sơn Trạch, Bố Trạch tỉnh Quảng Bình đến ngã ba Lùm Bùm, huyện Ang – Ngang tỉnh Khăm Muộn, nước bạn Lào.

Hai cha con chung một chiến hào

Suốt 72 năm là người của Đảng, được phục vụ, chiến đấu và cống hiến trong quân ngũ, cụ Nguyễn Phúc Cường luôn tự hào đã tận trung với Đảng, tận hiếu với dân.

Vang mãi bản hùng ca bất diệt của tuổi trẻ

Khi đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, biết bao thế hệ thanh niên đã tự nguyện lên đường ra trận để bảo vệ Tổ quốc.

Chuyện trên những cung đường bất tử

Mọi thứ có thể phai mờ, nhưng ký ức về những ngày làm đường, phá bom... cùng đồng đội trên cung đường Trường Sơn huyền thoại của những người cựu TNXP năm xưa như vẫn còn tươi mới.