Thời gian qua, việc sử dụng đất thực hiện các dự án tại nhiều địa phương trên cả nước còn gặp vướng mắc do đất sử dụng cho dự án có nhiều thửa đất, nhiều loại đất, hay có phần diện tích đất do Nhà nước quản lý như kênh rạch, đường giao thông, công trình công cộng của địa phương nằm xen kẹt trong khu đất thực hiện dự án. Điển hình như ở thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đang có nhiều dự án gặp 'khó' cần được tháo gỡ.
Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Chỉ thị số 03 về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, tương lai phân khúc biệt thự, quy định về phân lô tách thửa tại Hà Nội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Đà Nẵng tồn tại hàng loạt khu vực kinh doanh du lịch tự phát, trong đó nổi lên thực trạng các chủ đất tự ý phân lô, đóng cọc bê tông, rào thép gai trên đất nông nghiệp.
Sau rất nhiều năm mua đất thuộc Dự án New Danang City do Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh Nhà Phú Gia Thịnh (trụ sở quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) làm chủ đầu tư, với số tiền hàng tỷ đồng nhưng đến nay nhiều khách hàng nhưng vẫn không nhận được đất.
Trong khi hàng chục bãi tập kết cát trái phép, hoạt động công khai, gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc, nhưng nhiều năm nay chính quyền địa phương chưa giải quyết dứt điểm.
TP.HCM hiện có gần 130 dự án nhà ở vướng đất công xen cài tới nay vẫn chưa thể triển khai vì chưa có hướng dẫn cụ thể, cho dù đường hướng giải quyết đã được đưa ra tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 8/2/2021.
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ; đề nghị được xem xét, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong áp dụng hình thức thu hồi đất để thực hiện dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – Trường đua ngựa tại xã Tân Minh và xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.
Thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, các ĐBQH Đoàn TP Hà Nội khẳng định, quy hoạch chính là công cụ để các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngày 31-5, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 5 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp với sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành, huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Thông tin từ UBND tỉnh cho biết nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà tiếp tục có những cột mốc tăng trưởng ấn tượng, đáng ghi nhận sau thời gian dài khó khăn do dịch bệnh. Trong đó, ấn tượng nhất có thể kể đến là chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5-2022 tiếp tục tăng 9% so với tháng trước, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tín hiệu đáng mừng, ghi nhận sự phục hồi và tăng trưởng trở lại ở thủ phủ công nghiệp.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng tình trạng phân lô bán nền tràn lan, gây sốt đất ảo thời gian qua xuất phát từ kẽ hở của các quy định về tách thửa đất.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần xem xét đưa việc phân lô, bán nền đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào Luật Đất đai (sửa đổi), để có cơ sở pháp lý vững chắc, quản lý đất đai tốt hơn.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TPHCM (HoREA), vừa qua HoREA đã gửi kiến nghị sửa đổi quy định dưới Luật về tách thửa... đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu như kiến nghị được xem xét thì tình trạng tách thửa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp để phân lô bán nền tràn lan trong thời gian qua sẽ được ngăn chặn.
Như Báo Tây Ninh từng phản ánh, Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh có 'liều thuốc đặc trị' để hạn chế tình trạng sốt đất ảo trong thời gian qua.
Ngoài Dự án New Da Nang City mà Zing đã phản ánh, mới đây cơ quan chức năng Đà Nẵng còn phát hiện Dự án Thanh Hoàng do Công ty Phú Gia Thịnh làm chủ đầu tư có sai phạm.
Sáng 5-5, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4-2022 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong tháng và nhiệm vụ, giải pháp tháng 5-2022.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung sửa đổi 4 nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó có sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức phát triển quỹ đất; hoàn thiện quy định về các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất…
Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, cơ quan này đang xây dựng Dự thảo nghị định, trong đó tập trung vào sửa đổi 4 nghị định thi hành Luật Đất đai là Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Nghị định 44/2014/NĐ-CP; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; Nghị định 148/2020/NĐ-CP.
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Đồng Nai đang lần đầu tiên thực hiện lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật Quy hoạch.
Các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý khi được giao đất, cho thuê đất cần đảm bảo các nguyên tắc theo quy định của pháp luật đất đai.
Từ lợi nhuận khủng của việc tách thửa, bán nền đất tại các khu vực vùng ven dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bị các đầu nậu lùng sục mua và 'xẻ thịt', gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch, đất đai tại các địa phương.