Lần đầu tiên sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của cả nước quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong những tháng cuối năm.
Từng được xem là động lực mới cho ngư dân vươn khơi bám biển, song do hoạt động không hiệu quả nên chương trình tín dụng cho vay đóng tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP hiện đang khiến cho cả ngân hàng và ngư dân 'mắc kẹt'.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng trong trường hợp đặt ra cơ chế khoanh nợ cho ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67, cần tính đến nguồn ngân sách cấp bù lãi suất cho các ngân hàng trong thời gian khoanh nợ…
Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, giá nhiên liệu cao, lợi nhuận sau mỗi chuyến biển giảm khiến đời sống ngư dân gặp nhiều khó khăn. Tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi diễn ra vào chiều 3/5, ngư dân Quảng Ngãi mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ chính sách tham gia khai thác vùng biển xa để chủ tàu giảm bớt một phần khó khăn, yên tâm bám biển.
Tháng 10/2017, UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong quý I năm 2024, sản lượng đánh bắt thủy hải sản của ngư dân xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đạt 392 tấn, cho doanh thu gần 60 tỉ đồng. Trong đó, riêng tháng 3/2024 đánh bắt được 335 tấn, thu hơn 50 tỷ đồng.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, ngành nuôi biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển, mang giá trị cao; để hiện thực hóa nguồn lợi 'tỷ đô' từ ngành nuôi biển, cần xây dựng cơ chế, chính sách linh hoạt để thu hút doanh nghiệp đầu tư.
Ngày 23/1, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chủ trì cuộc họp ban cán sự đảng về tình hình triển khai thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với ngành nông nghiệp, 2023 là năm 'được mùa, được giá', bội thu và vai trò, vị thế của nông nghiệp càng được khẳng định. Nền nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế, từ phòng ngự, chống đỡ, sang tấn công đột phá ở một số ngành như rau củ quả, gạo và lập kỷ lục mới.
Ngày 23/12, tại thành phố Hội An (Quảng Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị 'Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản - Vì một ngành Thủy sản xanh và phát triển bền vững'.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'rất là cảm xúc khi có những ngư dân ngày xưa là những người được vinh danh, bây giờ trở thành những người phải ra khỏi nhà do ngân hàng siết nợ'.
Nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng khi tín dụng tăng trưởng quá chậm, nhiều gói vay ưu đãi ế ẩm, thủ tục cho vay còn khó khăn, nợ xấu cho vay đóng tàu 67 lên tới 90%...
Là đơn vị có số việc và số tiền phải thi hành lớn trên địa bàn tỉnh, song bằng nhiều giải pháp, cách làm thiết thực, hiệu quả, Chi cục Thi hành án dân sự TP Sầm Sơn đã nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao.
Tham gia bảo hiểm tàu thuyền với ngư dân không phải là điều kiện bắt buộc để được tham gia khai thác. Tuy nhiên, cũng như các loại bảo hiểm rủi ro khác, bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm thuyền viên là những loại bảo hiểm hết sức quan trọng đối với ngư dân, góp phần giảm thiểu thiệt hại, giảm bớt chi phí mỗi khi xảy ra các sự cố trên biển.
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn đối với chủ tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (được sửa đổi bằng Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018) và tiếp tục phát triển hoạt động khai thác thủy sản, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ hơn một số giải pháp.
Ngày 7/7/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (được sửa đổi bằng Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018) . Có thể nói Nghị định đã tạo những chính sách mang tính đột phá, tạo động lực phát triển ngành thủy sản, nâng cao đời sống ngư dân và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, sau thời gian thi hành cũng đã bộc lộ những khó khăn, đặc biệt là các trường hợp người dân vay vốn đóng tàu nay phải trả nợ để thi hành án.
Như đề cập trong bài trước, để việc bán đấu giá tàu cá vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và ổn được đời sống ngư dân, rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành ngân hàng, Bộ NN&PTNT và ngư dân.
Là Ngân hàng thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ lực trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank đã triển khai đồng bộ các cơ chế tín dụng để hỗ trợ phát triển kinh tế.
Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành nhằm xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ hiện đại, vừa phát triển kinh tế biển vừa khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, không ít tàu cá vay vốn theo Nghị định 67 lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ phải nằm bờ, chủ tàu bị ngân hàng khởi kiện thu hồi nợ. Hiện nay, nhiều tàu cá đóng theo vốn vay đã được cơ quan Thi hành án (THA) dân sự kê biên, bán đấu giá để THA. Việc xử lý tài sản, thu hồi nợ còn nhiều gian nan…
Nguồn vốn Agribank khuyến khích cho vay các dự án xanh, dự án năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, và các ngành kinh tế biển.
Thời điểm được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ (NĐ 67), ngư dân nhiều tỉnh ven biển trong cả nước tràn đầy hy vọng về những chuyến vươn khơi xa. Vậy nhưng chỉ vài năm sau đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn tàu được vay vốn theo NĐ 67 (gọi tắt là tàu 67) đánh bắt không hiệu quả dẫn đến các khoản vay của ngư dân đa phần rơi vào nợ xấu, kéo theo nhiều hệ lụy khác. Để tháo gỡ vướng mắc, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định nhằm điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên đến nay tàu 67 vẫn rơi vào cảnh khó khăn chồng chất.
Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra nhiều chủ trương, quyết sách lớn, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng, phát triển đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
Sau gần 6 năm kể từ khi thủy sản Việt Nam bị áp cảnh báo 'thẻ vàng' của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam đã đạt được những tiến bộ được EC ghi nhận và đánh giá cao, nhất là ở khía cạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan. Tuy vậy, vẫn còn những khó khăn, thách thức trong thực tiễn triển khai các quy định khiến cho nỗ lực của các địa phương chưa phát huy tối đa hiệu quả như mong muốn. Một trong số đó là ngành thủy sản hiện đang rất thiếu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam, cho biết ngành nuôi trồng thủy sản trên biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Nếu có chiến lược phát triển tốt, xuất khẩu 10 - 15 tỷ USD mỗi năm là mục tiêu trong tầm tay.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại huyện đảo Phú Quý, Đoàn công tác của Quốc hội (QH) do đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND huyện Phú Quý, vào ngày 27/4.
Thông tin từ phía các ngân hàng, quan điểm chỉ đạo sẵn sàng rót vốn cho khách hàng bất động sản nhưng phải đáp ứng các điều kiện.
Gửi đến các đại biểu Quốc hội bản tổng hợp ý kiến giám sát chuyên đề tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, một số chủ trương khi đưa ra cơ bản là hợp lý, song khi thực hiện lại kém hiệu quả, để lại hậu quả lâu dài, lãng phí về tài sản, nguồn lực, niềm tin của nhân dân.
Bài 2: Tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách Thủy sản là một trong những ngành tiên phong kiến tạo một nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với doanh nghiệp làm nòng cốt, phát triển theo tiếp cận chuỗi giá trị, thiết lập liên kết dọc từ khai thác, nuôi trồng thủy sản đến bảo quản, chế biến và xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm phát triển ngành thủy sản nói chung và nuôi biển nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều điểm nghẽn gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước.
Những ngày này, tại các làng chài ven biển Quảng Nam, người thì vá lưới, người thì chuẩn bị các nhu yếu phẩm đưa lên tàu chuẩn bị ra khơi. Không khí ở các cảng cá luôn sôi động cho dù đã sắp vào mùa đông.
'Lãng phí trách nhiệm' đang ngày càng phổ biến ở các cấp, các ngành. Chuyện không ít cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước không làm hoặc không dám làm những việc phải làm đã gây trì trệ cho biết bao công việc lớn, nhỏ trong bộ máy hành chính nhà nước, gây lãng phí thời gian, lãng phí niềm tin, công sức, tiền bạc, cơ hội kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp. Chỉ rõ thực trạng này tại phiên họp toàn thể hôm qua, các đại biểu đề nghị, Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm thấu đáo tới loại lãng phí này để có giải pháp căn cơ, hành động quyết liệt hơn nữa.