Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần chú trọng cải cách hành chính từ cơ sở, nghiên cứu giảm cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện để tăng cường cho cơ sở để giải quyết thủ tục, công việc cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu, các thành viên của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thành các nhiệm vụ cải cách năm 2023. Tuyệt đối không đùn đẩy, phải đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, không gây lãng phí nguồn lực.
Thể chế, luật pháp phải hướng đến mục tiêu đảm bảo cho cán bộ 'dám làm, dám chịu trách nhiệm' mà không phải 'xé rào' do sự bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại phiên họp ngày 7-11, các đại biểu Quốc hội đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thẳng thắn chỉ rõ việc xây dựng hành lang pháp lý là giải pháp nhằm giải quyết câu chuyện có nhiều người được giao chức trách, nhiệm vụ nhưng né tránh, đùn đẩy công việc.
Đặt ra 4 nhóm vấn đề để giải trình trước Quốc hội tại phiên chất vất chiều 7/11, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nói rằng, nhiều thông tin từ đại biểu khiến ông 'giật mình'.
Chốt phiên chất vấn về các vấn đề nội vụ và tư pháp chiều ngày 7/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đăng đàn trả lời làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm gồm: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phân cấp; xây dựng hành lang pháp lý để khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; và khâu tổ chức thực hiện.
Tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 7/11, sau phần trả lời và giải trình của các tư lệnh ngành về lĩnh vực tư pháp, nội vụ, an toàn xã hội, thanh tra, tòa án... Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giải trình, làm rõ thêm một số nội dung được các đại biểu quan tâm.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết ở nơi này nơi khác vẫn không muốn phân cấp, vẫn muốn ôm vì lợi ích hoặc sợ mất quyền lực của mình
Chiều 7/11, tham gia trả lời làm rõ thêm các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã thẳng thắn nhận trách nhiệm khi có đến 60% văn bản hướng dẫn được ban hành sau ngày luật có hiệu lực và cho biết rằng, cần đẩy mạnh phân cấp trong xây dựng chính sách pháp luật, vì ở địa phương mới biết thế nào là tốt nhất cho mình.
Trong một báo cáo vừa gửi đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ Nội vụ đề nghị trong trường hợp xử lý các vụ án liên quan cán bộ khi thi hành công vụ; cơ quan tố tụng cần phân loại các sai phạm và khoan dung, khoan hồng, nhân văn hơn với cán bộ không vụ lợi cá nhân, không tham nhũng. Bộ Nội vụ cho hay, đề xuất này nhằm khuyến khích, bảo vệ cán bộ 'năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung'.
Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 1.11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu – đơn vị tỉnh Tây Ninh đã có ý kiến tranh luận về nội dung cải cách thể chế, bảo vệ cán bộ.
Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu cho rằng, phải xây dựng pháp luật để cán bộ không phải dám nghĩ, dám làm theo nghĩa xé rào, đem cả sinh mệnh chính trị của mình để thực thi chức trách.
Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu cho rằng không thể ban hành một văn bản quy phạm pháp luật cấp Nghị định để khuyến khích, bảo vệ những người thực thi pháp luật mà vi phạm pháp luật
Thực tiễn luôn biến động, chất lượng xây dựng pháp luật lúc này, lúc khác chưa cao, những bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn mới sẽ phát sinh, Quốc hội cần tìm thêm những phương thức xây dựng pháp luật phù hợp.
Tranh luận với ý kiến một số ĐBQH cho rằng cần thể chế hóa việc bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm, ĐBQH Trần Hữu Hậu cho rằng, 'cần xem xét kỹ và nên có cách làm khác'.
Thực hiện chủ trương của Đảng, sự ra đời của Nghị định 73 có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; là biện pháp khắc phục căn bệnh 'ngồi im, thụ động' trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.
Để thực hiện hiệu quả Nghị định số 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, trong quá trình đánh giá cán bộ dám nghĩ, dám làm cần được thực hiện nghiêm túc, công minh.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam, Trà Vinh đã tham gia thảo luận tại tổ để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và một số nội dung quan trong khác.
Thực tế, thời gian qua, ở một số bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy công việc, có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền; có trường hợp đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc sang các bộ, cơ quan khác...
I. CHÍNH PHỦ
Khi soạn thảo Nghị định 73, Bộ Nội vụ luôn bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, thực hiện nghiêm quy định pháp luật và phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ.
Thời gian gần đây, vấn đề cán bộ né tránh, sợ sai... được nói đến rất nhiều, tại các diễn đàn khác nhau, trong đó có diễn đàn Quốc hội. Thực tế đúng là dù có rất nhiều cố gắng, ở cấp Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc, nhưng kết quả chưa được như mong muốn.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII đã khép lại với 6 nhóm vấn đề lớn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát trọn vẹn, đủ đầy trong phát biểu bế mạc. Một trong những vấn đề được Đảng và Nhân dân quan tâm chính là công tác cán bộ cấp chiến lược của nhiệm kỳ mới. Đây là nhiệm vụ được Tổng Bí thư nhấn mạnh rất hệ trọng của Đảng, cần công tâm, khách quan, trong sáng nhưng cũng phải có con mắt tinh đời để không 'nhìn gà hóa cuốc', 'thấy đỏ ngỡ là chín' nhưng cũng cần nhìn nhận thật rõ để không mất đi những cán bộ có tâm, có tầm.
'Trường hợp cán bộ thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không may gặp rủi ro (như không hoàn thành, gây ra thiệt hại…) thì có được Nhà nước bảo vệ hay không?', Nguyễn Thu Trang (Bình Dương).
Ngày 12/10, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 21.
Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh cán bộ cấp phòng là người trực tiếp tương tác với doanh nghiệp, người dân nhằm lắng nghe ý kiến, đưa ra các sáng kiến để thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của Thành phố.
Chiều 11-10, UBND TPHCM tổ chức hội nghị gặp gỡ lãnh đạo cấp phòng của các cơ quan thành phố 'nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung'.
Điều cốt lõi trong Nghị định 73/2023/NĐ-CP về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung (ban hành ngày 29/9/2023) là chỉ rõ nguồn cơn của căn bệnh 'ngồi im, thụ động, sợ sai' trong đội ngũ cán bộ, viên chức và đưa ra biện pháp khắc phục.
I. CHÍNH PHỦ
Ngày 29/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Nghị định 73 ra đời là điều tốt nhưng chúng ta rất cần có sự hướng dẫn cụ thể, một sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì thế, rất cần có những quy định cụ thể về định lượng, về tiêu chuẩn để tránh tình trạng lúng túng hoặc tùy tiện, lạm dụng.
Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tháo gỡ rào cản, vướng mắc trong quá trình thực thi công vụ là giải pháp quan trọng để loại bỏ tâm lý không dám làm, không dám chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức.