Các cơ quan quản lý đã xác định đúng điểm huyệt của thị trường. Thế nhưng, vấn đề quan trọng hơn là kế hoạch hành động của cơ quan quản lý đối với việc sửa đổi và hoàn thiện khung pháp lý.Liệu có cần thiết phải giới hạn mục đích phát hành trái phiếu? Kiểm soát mục đích phát hành trái phiếu là cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, việc can thiệp trực tiếp vào mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp cần cân nhắc vì ảnh hưởng tới quyền tự do kinh doanh cũng như quyền tự do hợp đồng giữa doanh nghiệp phát hành và người mua trái phiếu.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn được dự báo tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư trong năm 2022. Thị trường này có thể kém sôi động hơn, nhưng sẽ tăng chất lượng và tính minh bạch khi phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn từ các cơ quan chức năng và sự hoàn thiện khung pháp lý đối với việc phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
Sau khi có xu hướng hạ nhiệt trong 4 tháng cuối năm 2020 do tác động của Nghị định 81/2020/NĐ-CP siết lại điều kiện phát hành, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2021 lại được tạo cơ hội thông qua Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.
Rủi ro thường rơi vào thời điểm đáo hạn trái phiếu trong khoảng trên dưới 5 năm tới đây, nhất là đối với các trái phiếu cam kết trả lãi cao.
Trong bối cảnh hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ tiếp tục chững lại và nhu cầu vốn tăng cao vào cuối năm, việc huy động vốn được kỳ vọng chuyển nhanh từ trái phiếu sang kênh tín dụng.
Tới đây, nhà đầu tư cá nhân sẽ hết cửa mua trái phiếu do doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, trong tháng 9, nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 31.500 tài khoản, tăng hơn 3.000 tài khoản so với tháng trước. Trong đó, số lượng tài khoản cá nhân chiếm đến 31.340 tài khoản. Nếu tính từ khi dịch Covid-19 bùng phát (từ tháng 3-2020 tới nay), số lượng tài khoản mở mới lên tới gần 225.000 tài khoản.
Đã có sự bùng nổ các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 8, trước thời điểm siết chặt nhiều điều kiện nghiêm ngặt vào tháng 9 này.
Mặc dù thị trường ( trái phiếu doanh nghiệp) TPDN của Việt Nam là nhỏ nhất trong 6 thị trường TPDN của ASEAN, nhưng gần đây đã phát triển rất nhanh.
Nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đang hạn chế hơn.
Nghị định 81/2020 chỉnh sửa bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), có hiệu lực ngày 1-9-2020. Theo đó, DN phát hành phải định hình lại quy trình phát hành TPDN.
Sự tăng trưởng nóng của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian gần đây, trong bối cảnh chưa có bất kỳ tổ chức độc lập và uy tín nào xếp hạng tín nhiệm các DN, đã khiến người mua phải đối mặt với nhiều rủi ro khi phải tự thẩm định, đánh giá trong điều kiện thiếu thông tin.
Theo nhận định của nhóm chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) trong công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II và 6 tháng đầu năm 2020, phát triển nóng và đầy rủi ro là trạng thái thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiện nay. Do vậy, Nghị định 81/2020 sửa đổi Nghị định 163/2018 về phát hành TPDN nhằm nâng chuẩn phát hành TP liệu có bảo vệ nhà đầu tư (NĐT)?
Có doanh nghiệp một tháng từng thực hiện tới… 60 thương vụ phát hành trái phiếu. Tình trạng này sẽ chấm dứt kể từ ngày 1/9 tới, khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực.
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư.
Từ 1/9 tới đây, Nghị định 81/2020 sửa đổi bổ sung Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chính thức có hiệu lực. Một số thay đổi đang được đánh giá sẽ góp phần giúp thị trường này phát triển một cách có tổ chức.