Ngày 5-7-2023, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các chế độ chính sách trong thời gian tới. Qua gần 5 tháng triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, nhiều nội dung đã được triển khai nghiêm túc, kịp thời, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, nhiều cơ chế chính sách đối với bộ máy chính quyền ở cơ sở được triển khai, tạo sự phấn khởi và động lực cho cán bộ, công chức (CBCC), người hoạt động không chuyên trách (NHĐKCT).
Hôm nay (10/11), Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội khóa XV, tại Kỳ họp thứ 6. Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự Luật là trao quyền cho Hà Nội được quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy, biên chế và công tác cán bộ.
Quá trình đô thị hóa nhanh khiến nhiều xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội gia tăng dân số, không chỉ gây sức ép lên cơ sở hạ tầng mà còn khiến bộ máy chính quyền cơ sở chịu áp lực, dẫn đến quá tải.
UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất tăng chức danh, mức hỗ trợ và phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ và người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Trong giai đoạn 2024 - 2026, các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế từng năm, theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Theo Nghị định số 33/2023 của Chính Phủ, từ ngày 1/8, công chức cấp xã sẽ có 6 chức danh, không còn chức danh Trưởng Công an xã.
Điều chỉnh 4 dự án đầu tư công
Từ 1/7/2023, lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được tính dựa trên mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng/tháng.