Đó là thông tin được ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng chia sẻ bên lề Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tư pháp năm 2023, đánh giá kết quả công tác giữa nhiệm kỳ và triển khai công tác tư pháp năm 2024, định hướng nhiệm vụ công tác đến hết nhiệm kỳ 2021-2026.
Đây là một trong những giải pháp then chốt nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW là 'đến năm 2030, hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán'.
Chiều 19/12, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị Đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đồng chủ trì Hội nghị.
Khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc; đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm bắt kịp xu thế hiện nay, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính và sản xuất kinh doanh… là những giải pháp được đại diện các sở, ngành đưa ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX.
Ngày 23/11, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức Hội nghị sinh hoạt công tác pháp chế năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ TTTT Bùi Hoàng Phương.
Ngày 23/11, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức Hội nghị sinh hoạt công tác pháp chế năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ TTTT Bùi Hoàng Phương.
Chiều 23/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị sinh hoạt công tác pháp chế năm 2023.
Thứ Ba, ngày 07/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 12 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì, điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo Chương trình, Quốc hội dành cả ngày để tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.
Nhìn lại chặng đường 15 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có nhiều thay đổi và trưởng thành trên các khía cạnh.
Ngày 18/10/2023, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Hội thảo có sự tham gia của đại diện tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Ngày 18/10, Đoàn Công tác liên ngành thực hiện kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 của Trung ương do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm trưởng đoàn đã đến làm việc với TP Cần Thơ.
Sáng 6/9, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Báo cáo về tình hình tổ chức triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến trước Kỳ họp thứ 5; công tác chuẩn bị và kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5.
Chính phủ cho biết, có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong tham mưu xây dựng thể chế tại một số nơi; xử lý các bất cập chưa kịp thời, có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật.
Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc lần thứ Nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV đang diễn ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, Chính phủ xác định tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan của Chính phủ, bảo đảm đúng quy định 'chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao'.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã báo cáo về tình hình tổ chức triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội được thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến trước Kỳ họp thứ 5; công tác chuẩn bị và kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5.
Giải trình tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thực tế, việc nợ, chậm ban hành văn bản là vấn đề từ lâu chưa được giải quyết dứt điểm.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi 'tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm' trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Trước thực trạng việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật còn yếu, năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức có nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ… Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật….
Trong chuyến công tác tại Cà Mau, chiều 26/4, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng đoàn công tác Bộ Tư pháp đã đến thăm và làm việc với Sở Tư pháp, Cục THADS tỉnh Cà Mau.
Theo Đề án 'Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030', Chính phủ đặt mục tiêu thí điểm và nhân rộng ít nhất 02 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 345/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 'Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030'.
Theo Nghị định số 98/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có một số điểm mới nổi bật.
Có thể thành lập Phòng Pháp chế hoặc ghép tổ chức pháp chế vào Thanh tra để thành lập tổ chức Thanh tra - Pháp chế hoặc Văn phòng - Pháp chế (ở các Sở, ngành không thành lập tổ chức Thanh tra). Đây là định hướng dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Ngày 11/10, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sinh hoạt công tác pháp chế năm 2022. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đồng chủ trì Hội nghị.
Sửa đổi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, Bộ Tư pháp đang đề xuất nhiều quy định mới nhằm thu hút nguồn lực làm công tác pháp chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ pháp chế.
Chính phủ gửi Quốc hội báo cáo về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.
Chiều 5.9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2022.
Sáng ngày 21/7, Bộ Tư pháp và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo 'Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật'.
Công tác rà soát, thẩm định đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Xác định rõ điều đó, Sở Tư pháp Gia Lai đã rất chú trọng công tác thẩm định dự thảo các VBQPPL bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và khả thi.
Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Sơn La, Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh do Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác pháp chế và công tác tư pháp khác tại một số sở, ngành của địa phương.
Sáng 31/3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp và Viện KAS (CHLB Đức) tổ chức Hội nghị công tác pháp chế khu vực phía bắc năm 2022 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến các tổ chức pháp chế của bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước các tỉnh phía bắc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng, ở địa phương chỉ thành lập Phòng Pháp chế tại các sở, ngành có nhiều công việc liên quan đến phục vụ người dân, doanh nghiệp như Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo…
Trong hơn 10 năm thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, công tác pháp chế luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đã có những bước chuyển biến tích cực.
Đó là lưu ý của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đối với Sở Tư pháp TP Hải Phòng tại buổi làm việc ngày 14/3 tại Hải Phòng về kết quả c ông tác tư pháp trong quý I/2022 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Bộ Tư pháp cần rà soát, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả 10 năm thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.