Tập trung xây dựng hàng loạt nghị định về biên chế, vị trí việc làm, số lượng cấp phó,...

Bộ Nội vụ đang tập trung xây dựng hàng loạt nghị định liên quan đến vị trí việc làm và biên chế công chức; vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; về chính sách tinh giản biên chế; về số lượng cấp phó…

Đảm bảo sự nhất quán kế thừa của hệ thống pháp luật đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của dự thảo Luật Đất đai.

Thu hồi đất - 3 vấn đề cần làm rõ

So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân, Điều 79 dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm đã có thay đổi lớn theo hướng mở rộng, liệt kê 31 trường hợp thu hồi đất theo 3 nhóm: (1) thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng; (2) thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp; (3) thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khác; tuy nhiên, vẫn còn 3 vấn đề phải làm rõ trong nội dung này.

Từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, người nước ngoài chỉ sở hữu khoảng 3.000 căn chung cư...

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu như trên và cho rằng, số lượng nhà ở mà người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam không lớn, không ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà ở của công dân trong nước.

TS.TRƯƠNG VĂN PHƯỚC: ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN QUY ĐỊNH TẠI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) VÀ CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN - BẢO ĐẢM TÍNH KHẢ THI, ỔN ĐỊNH TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Quan tâm tới nội dung này, TS.Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, cần đánh giá sâu sắc và toàn diện hơn nữa các quy định của dự thảo Luật sửa đổi và các Luật có liên quan để bảo đảm tính khả thi, ổn định, tính khái quát, hệ thống, tính dự báo và minh bạch trong hệ thống pháp luật.

Hôm nay, khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Hôm nay - 22/5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, trong thời gian làm việc 22 ngày, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về xây dựng pháp luật, giám sát, cũng như quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: KỲ VỌNG SẼ CÓ GIẢI PHÁP HỮU HIỆU THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã chính thức khai mạc vào sáng nay (22/5/2023). Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng, qua thảo luận tại kỳ họp, Quốc hội sẽ đưa ra các giải pháp, chính sách hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả của Kỳ họp sẽ là cơ sở, tiền đề để tháo gỡ những nút thắt, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả các mục tiêu về kinh tế - xã hội.

CỬ TRI TIN TƯỞNG VÀO NHỮNG QUYẾT SÁCH KỊP THỜI, ĐÚNG ĐẮN CỦA QUỐC HỘI

Đánh giá cao và vui mừng trước những đổi mới mạnh mẽ tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trước thềm Phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 (22/5), cử tri bày tỏ tin tưởng, Quốc hội sẽ phát huy cao độ trí tuệ tập thể, kịp thời đưa ra những quyết sách phù hợp, tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, bảo đảm an sinh xã hội; thúc đẩy tăng trưởng bền vững...

PGS.TS DOÃN HỒNG NHUNG: RÀ SOÁT KỸ LƯỠNG, HIỆN THỰC HÓA ĐẦY ĐỦ TINH THẦN NGHỊ QUYẾT 18/NQ-TW

Vừa qua, tại Phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Quan tâm tới những nội dung được cho ý kiến cũng như nội dung Dự thảo Luật Đất đai Phiên bản mới nhất- Ngày 25/4/2023, PGS.TS Doãn Hồng Nhung, giảng viên cao cấp Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, mặc dù đã có nhiều tiếp thu, chỉnh lý tuy nhiên vẫn cần rà soát nhằm thể chế hóa một cách đầy đủ, triệt để tinh thần Nghị quyết 18/NQ-TW.

Những vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong dự án luật đặc biệt quan trọng, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Cần minh bạch trong thu hồi đất

Chiều 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Thu hồi, trưng dụng đất là nội dung nhận được nhiều ý kiến quan tâm.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Cân nhắc quy định ban hành bảng giá đất hàng năm

Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay, 11/5, cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu những vấn đề đại sự cần được luật hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều điều giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết, trong đó có vấn đề rất quan trọng là tài chính đất đai, phương pháp, trình tự, thủ tục tính giá đất. Đây là những vấn đề đại sự, rất lớn, cần phải được luật hóa để người dân, doanh nghiệp còn biết.

Hơn 1 triệu ý kiến góp ý về tài chính đất đai, giá đất

Trong số hơn 12 triệu lượt góp ý, cơ chế và chính sách tài chính đất đai, giá đất là một trong những nội dung được nhân dân quan tâm nhiều nhất với 1.035.394 lượt ý kiến góp ý.

DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): CÂN NHẮC QUY ĐỊNH THEO HƯỚNG LIỆT KÊ CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA

Cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 23, ý kiến của cơ quan thẩm và một số thành viên UBTVQH đề nghị ban soạn thảo cân nhắc cách quy định theo hướng liệt kê các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Bởi quy định như dự thảo Luật chưa bảo đảm tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW về việc quy định điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất, khó bảo đảm đầy đủ các trường hợp, nhất là các trường hợp có thể phát sinh trong tương lai.

PHIÊN HỌP THỨ 23: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SẼ CHO Ý KIẾN NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, CỐT LÕI CỦA DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Theo Chương trình Phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành ½ ngày làm việc (chiều 11/5) để tiếp tục cho ý kiến về những vấn đề trọng tâm, cốt lõi của dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một trong dự án luật đặc biệt quan trọng, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Quy định điều kiện, tiêu chí thay vì liệt kê các trường hợp thu hồi đất

Chiều 11/5 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến Nhân dân.

SỬA ĐỔI LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN: TRÁNH LÀM PHÁT SINH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Cho ý kiến về dự án luật này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án luật cần bảo đảm tính kế thừa, tính ổn định thống nhất của các quy định pháp luật, tránh phát sinh thủ tục hành chính mới, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi tham gia các thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh bất động sản.

Tái cấu trúc ngành bất động sản cần được thực hiện với cả thị trường, doanh nghiệp và sản phẩm

Sáng 12/4/2023, trong Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo, việc tái cấu trúc ngành bất động sản cần được thực hiện cả với thị trường, doanh nghiệp và sản phẩm, trong đó, quy hoạch là vấn đề cốt lõi.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cho phép người địa phương khác mua bán đất nông nghiệp

Bộ NN&PTNT góp ý, đề nghị xem xét bổ sung đối tượng là tổ chức kinh tế, hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không cùng xã phường, thị trấn được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số theo Đề án 06 của Chính phủ

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường số hóa, hiện đại hóa quy trình nội bộ, tập trung vào số hóa các thủ tục hành chính với người dân.

LẤY Ý KIẾN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): TS. CHÂU HOÀNG THÂN ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ THUẾ ĐẤT TRỐNG, HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐẦU CƠ, PHÂN LÔ BÁN NỀN

Góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, TS.Châu Hoàng Thân, Giảng viên khoa Luật, Đại học Cần Thơ cho rằng: Việc sửa luật cần bám sát những quan điểm chỉ tạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW và đề nghị bổ sung quy định về thuế đất trống, thuế chuyển quyền sử dụng đất cần điều chỉnh biểu thuế lũy tiến theo thời gian giao dịch nhằm chống hiện tượng đầu cơ đất

Khẩn trương hoàn thiện quy định về tiêu chí xác định số lượng cấp phó trong cơ quan hành chính

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chí xác định số lượng cấp phó trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Hoàn thiện pháp luật về đất đai - mệnh lệnh từ cuộc sống

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninhTại Kỳ họp thứ Tư vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Với thái độ thẳng thắn và trách nhiệm, Chính phủ đã nêu rõ những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai. Do đó, hoàn thiện pháp luật về đất đai lúc này thực sự là mệnh lệnh của cuộc sống. Nhân dân đang đặt trọn sự kỳ vọng của mình trên vai các đại biểu Quốc hội Khóa XV.

Thường trực Ủy ban Xã hội làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Chiều 8.2, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị về tình hình chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và công tác phối hợp giữa 2 cơ quan.

THƯỜNG TRỰC ỦY BAN XÃ HỘI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chiều 08/02, tại Trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thường trực Ủy ban Xã hội đã có cuộc làm việc với Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và công tác phối hợp giữa 2 cơ quan. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đồng chủ trì cuộc làm việc.

Xem xét thu thuế cao với thu nhập của người chuyển nhượng bất động sản có thời gian nắm giữ ngắn

Bộ Tư pháp cho rằng, để có mức độ điều tiết hợp lý, tránh tình trạng đầu cơ, bóng bóng bất động sản có thể nghiên cứu áp dụng thuế suất cao hơn với thu nhập của cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ ngắn.

Nhờ giải pháp quyết liệt, thu từ chuyển nhượng bất động sản tăng 96,4% so cùng kỳ

Theo Bộ Tài chính, vừa qua đã tăng cường quản lý, chống thất thu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, sự phát triển của thị trường. Số thu thuế từ hoạt động này 8 tháng tăng 96,4% so với cùng kỳ năm 2021.

DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): PHẢI BÁM SÁT, THỂ CHẾ HÓA ĐẦY ĐỦ NGHỊ QUYẾT SỐ 18/NQ-TW CỦA BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII

Công tác lập pháp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Chia sẻ bên lề Kỳ họp, nhiều ý kiến ĐBQH bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai đồng thời nhấn mạnh, dự thảo Luật phải thể chế hóa Nghị quyết số 18/NQ-TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Nghị quyết số 18/NQ-TW: Quản lý, sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân

Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-TW (NQ18) về 'Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao'.

NHẬN DIỆN RÕ 05 VẤN ĐỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG LUẬT THANH TRA HIỆN HÀNH

Tại phiên họp thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm chỉ ra rằng, cần nhận diện rõ 05 vấn đề tồn tại, hạn chế trong Luật hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra.

NHẬN DIỆN RÕ NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ ĐỂ XÂY DỰNG LUẬT THANH TRA (SỬA ĐỔI)

Tại phiên họp thẩm tra sơ bộ do Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, cần thiết ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi) để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra nhà nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại UBND tỉnh

Tiếp tục chương trình giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016 - 2021, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Yến làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh. Làm việc với Đoàn có: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Khánh và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương của tỉnh.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: TĂNG SỐ LƯỢNG ĐBQH CHUYÊN TRÁCH SẼ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

Nhiều ĐBQH cho rằng Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định tăng ĐBQH chuyên trách lên 5% là phù hợp thực tiễn, góp phần nâng cao hoạt động của Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp. Điểm mới này cũng tác động đến công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Hà Tĩnh được bầu 54 đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2019, số lượng đại biểu HĐND khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu tại Hà Tĩnh giảm so với nhiệm kỳ trước.

Khoa học công nghệ phải trở thành nhiệm vụ cấp thiết, bắt buộc trong mọi ngành, lĩnh vực

Để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân Thủ đô. KHCN phải trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, bắt buộc trong mọi ngành, lĩnh vực, trong đời sống kinh tế - xã hội của TP Hà Nội.

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: CẦN XÁC ĐỊNH RÕ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Luật Tổ chức Quốc hội được ban hành năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta.