Ngày càng xuất hiện nhiều sàn bán lẻ trên nền tảng thương mại điện tử như Temu, Shein, Taobao, Snapchat,… hướng đến người dùng trong nước, với mức giá cạnh tranh chưa từng có. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại các sàn thương mại trên có thể sẽ nuốt chửng doanh nghiệp Việt.
Livestream hoàn toàn có thể được coi là một nghề trong bối cảnh hiện nay, nhưng việc cấp phép hay chứng chỉ cho KOL hoạt động hay không cần tùy thuộc vào lĩnh vực.
Các chuyên gia cho rằng, với mức phạt khi phát ngôn lệch chuẩn trên mạng xã hội chỉ 7,5 triệu đồng như hiện nay không khác gì 'muỗi đốt inox' và KOL sẽ bất chấp để phạm luật.
Khi tiến hành livestream quảng cáo sản phẩm, các KOL cần đưa ra thông báo để mọi người nhận biết, đặc biệt nên thông báo ngay từ khi bắt đầu.
Để thuê nghệ sĩ hay KOLs đăng một phát ngôn trên mạng xã hội phải tốn hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt chỉ 7,5 triệu đồng khi họ phát ngôn lệch chuẩn, vi phạm pháp luật được ví như 'nhẹ tựa lông hồng'.
Có thể thấy, từ sau đại dịch COVID-19, thói quen tiêu dùng của người dân đã có những thay đổi rất lớn, việc đặt hàng online trở thành nhu cầu thiết yếu. Lợi dụng điều này, các app gọi xe công nghệ giao đồ ăn, thức uống đã tung ra nhiều chiêu 'hút tiền' từ doanh thu của quán ăn, tiền chiết khấu từ đơn vận chuyển và cả khách hàng...
Việc ngăn chặn người vi phạm trên Internet cũng giống như người vi phạm pháp luật trong cuộc sống thực, nhằm mục đích để họ không tiếp tục phạm pháp hoặc trốn tránh, cản trở bằng cách xóa dấu vết, bằng chứng.
Việc yêu cầu các nền tảng mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới gỡ bỏ vi phạm ngay lập tức và khóa các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung vi phạm… sẽ góp phần làm sạch không gian mạng.
Đa số người dùng đều ủng hộ việc yêu cầu định danh tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok và YouTube, nhưng vẫn còn đó nỗi lo làm sao dẹp được vấn nạn tài khoản 'ảo' trên các nền tảng này.