Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 50 chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 50 chuỗi liên kết đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Thành phố cũng sẽ hình thành hệ thống chợ đầu mối để kiểm soát được đầu vào, nguồn gốc cũng như kiểm soát được an toàn thực phẩm (ATTP).

Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố đã xây dựng được 786 chuỗi cung cấp nông, lâm, thủy sản

Sáng 17-6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cùng Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về 'Kết quả triển khai thực hiện Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 và kế hoạch phát triển chuỗi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021-2025'.

Phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đang diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân. Thời gian tới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, ngành Nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi cần thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Tập trung phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

Khoảng 2 tuần nay, nắng nóng xuất hiện trên diện rộng, trong khi đó bệnh Dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên trâu, bò vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát. Để bảo vệ đàn vật nuôi, các hộ chăn nuôi đang chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và ứng phó với nắng nóng.

Không chủ quan trước nguy cơ bùng phát dịch tả lợn

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn TP, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 4 hộ thuộc 3 xã của 4 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, làm chết và buộc phải tiêu hủy 233 con lợn, với tổng trọng lượng là 6.793kg.

Rốt ráo chống nóng cho vật nuôi

Miền Bắc đang đón đợt nắng nóng đầu tiên trong mùa Hè năm nay, với nền nhiệt độ dự báo lên tới 39 độ C, kéo dài cả tuần liên tục. Để bảo vệ đàn vật nuôi, giảm thiểu rủi ro, những ngày qua, nông dân Hà Nội đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm.

Tăng cường quản lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ

Hiện nay, nhằm kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các lò giết mổ cung cấp ra thị trường, các ngành chức năng của thành phố Hà Nội đã, đang tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ở khu dân cư.

Kiểm soát chặt chẽ thịt lợn từ lò mổ đến chợ dân sinh

Nhiều cơ sở giết mổ thủ công, nhỏ lẻ vẫn hoạt động trong khu vực dân cư; nhiều tiểu thương vẫn chở thịt lợn tiêu thụ tại các chợ dân sinh bằng xe máy, không che đậy… Mùa hè đang đến, nguy cơ dịch bệnh tăng cao, vậy đâu là giải pháp để kiểm soát sản phẩm thịt lợn trên thị trường?

Chuyên nghiệp hóa ngành chăn nuôi

Thời gian qua, lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, xu hướng thị trường và bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' quản lý thú y

Thời gian qua, dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và cả nền kinh tế. Trong khi đó, công tác quản lý thú y tiếp tục bộc lộ những bất cập, như: Thiếu cán bộ thú ý cơ sở hoặc chuyên môn yếu; cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn nhiều; công tác kiểm soát thú y chưa được thực hiện nghiêm... Đây cũng chính là những 'điểm nghẽn' cần sớm tháo gỡ nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản lý thú y trong thời gian tới.

Cơ cấu lại nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung

Ngành Nông nghiệp Thủ đô đã, đang tập trung cơ cấu lại lĩnh vực nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, quy mô lớn. Nhờ vậy, tiềm năng diện tích mặt nước đã được khai thác có hiệu quả, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Hà Nội cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi: Phát triển tập trung, quy mô lớn

Phát triển chăn nuôi không chỉ bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng từ 4,2% trở lên của ngành Nông nghiệp Thủ đô trong năm 2021. Với ưu thế đã được khẳng định, thời điểm hiện tại, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi theo hướng phát triển tập trung, quy mô lớn.

Nông nghiệp Hà Nội tăng trưởng khả quan

Quý I/2021, ngành nông nghiệp Hà Nội đạt mức tăng trưởng 2,51%, đóng góp quan trọng vào mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn TP.

Đa dạng giải pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Trong 3 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản vẫn xảy ra tại một số địa phương, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân... Để phòng, chống dịch bệnh thủy sản hiệu quả, các địa phương đang tập trung xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, nuôi trồng theo hướng an toàn, VietGAP, GlobalGAP...

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi: ''Chìa khóa'' để phát triển bền vững

Thời điểm hiện tại, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường và chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm số lượng lớn nên nguy cơ bùng phát vẫn rất cao. Thúc đẩy việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn, không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đây chính là 'chìa khóa' để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.

Phát triển chăn nuôi gắn với thị trường

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường bấp bênh nhưng ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn để tái đàn, chờ đón cơ hội sau dịch.

Gắn tái đàn với phòng, chống dịch bệnh

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân các địa phương trên địa bàn Hà Nội tập trung đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn gia súc, gia cầm, bước vào vụ chăn nuôi mới. Ngành Nông nghiệp Thủ đô khuyến cáo người dân cần cân đối cung - cầu, tránh tái đàn ồ ạt. Mặt khác, mùa xuân, thời tiết mưa ẩm làm giảm sức đề kháng của vật nuôi nên việc tái đàn phải gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Không để dịch chồng dịch trong chăn nuôi

Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi. Xác định những khó khăn trước mắt, ngành chăn nuôi Hà Nội đã và đang tập trung nhiều giải pháp, quyết tâm không để dịch chồng dịch.

Ngành chăn nuôi - một năm bứt phá

Năm 2020, mặc dù ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức từ dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, bệnh Dịch tả lợn châu Phi,... song với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, tốc độ tái đàn gia súc, gia cầm vẫn tăng mạnh. Ngành chăn nuôi đã có một năm phát triển bứt phá, góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng, ổn định thị trường và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp nước nhà, qua đó tự tin hướng đến hoàn thành các mục tiêu trong năm 2021.

Hà Nội: Xây dựng chính sách đặc thù để phát triển chăn nuôi

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội - Nguyễn Huy Đăng cho biết, thành phố (TP) đang tập trung xây dựng một loạt chính sách đặc thù, hướng tới đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Hoàn thiện chính sách phát triển chăn nuôi

Hà Nội là một trong những địa phương có ngành chăn nuôi lớn và phát triển nhanh thuộc top đầu của cả nước. Trong giai đoạn tới, chăn nuôi vẫn là lĩnh vực được TP quan tâm, hỗ trợ phát triển.

Chủ động phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm

Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, vẫn có nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô khuyến cáo các trang trại cần chủ động, tuân thủ chặt chẽ quy định về tiêm phòng vắc xin, chú trọng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học...

Kiểm soát giết mổ dịp Tết: Quản lý chặt từ ''gốc''

Từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm tăng cao nên các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở này đều nhỏ lẻ, giết mổ thủ công, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, do đó, để có nguồn thực phẩm sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, các cơ quan chức năng cần triển khai nhiều giải pháp, quản lý chặt từ 'gốc'.

Không chăn thả gia súc khi nhiệt độ dưới 13 độ C

Để chủ động phòng, chống đói, rét, giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi, Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị các huyện, thị xã, các đơn vị chuyên môn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Nếu nhiệt độ trong ngày dưới 13 độ C không chăn thả trâu, bò.

Hà Nội là điểm sáng trong xây dựng chuỗi liên kết nông sản

Ngày 29-12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị tổng kết Dự án chuỗi giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2019-2020. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.

Phát triển giống bò thịt BBB: Hình thành thương hiệu 'Thịt bò Hà Nội'

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh phát triển giống bò thịt BBB (bò lang trắng xanh có nguồn gốc từ Bỉ) nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi và cung ứng sản phẩm thịt bò bảo đảm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô.

Phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản

Mặc dù ngành Nông nghiệp cũng như nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, đã triển khai nhiều giải pháp, song tình trạng vi phạm về khai thác nguồn lợi thủy sản vẫn diễn ra thường xuyên… Vì vậy, để bảo vệ, hướng tới phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vẫn còn nhiều việc phải làm.

Mở rộng chuỗi chăn nuôi an toàn

Thời gian qua, chuỗi thực phẩm A-Z tại xã Tân Ước (huyện Thanh Oai) đã cung cấp lượng lớn các loại thịt lợn, sản phẩm thịt lợn qua chế biến, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.

Phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên gia súc: Đừng để 'mất bò mới lo làm chuồng'

Bệnh viêm da nổi cục bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ giữa tháng 10/2020. Rất nhanh sau đó, bệnh đã lây lan ra 75 xã thuộc 30 huyện của 9 tỉnh.Tổng số gia súc mắc bệnh là 1.014 con, trong đó gia súc đã tiêu hủy là 147 con.

Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi: Hướng phát triển bền vững

Với mục tiêu phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người dân Thủ đô, TP Hà Nội đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong chăn nuôi. Tuy nhiên, để đưa CNC vào chuỗi khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều việc phải làm.

Phát triển chăn nuôi bò tập trung

Thành phố Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh công tác lai tạo, nâng cao chất lượng giống bò thịt nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi; phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò thịt, xây dựng thương hiệu 'Bò thịt Hà Nội'.

Toàn thành phố có 92 trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn

Chiều 19-12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội nghị phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020; định hướng và giải pháp giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030.