Tây Nguyên mong đợi gì ở lực lượng sáng tác văn học trẻ?

Văn học Tây Nguyên đương đại thiếu tác phẩm xứng tầm với những gì vùng đất này đang có. Làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ sáng tác trẻ, đào sâu đề tài dân tộc thiểu số để có những tác phẩm tương xứng với một Tây Nguyên đổi mới, phát triển và giàu bản sắc?

30 học viên tham gia tập huấn về tuyên truyền lưu động

Sáng 23-10, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San (tỉnh Gia Lai) khai mạc lớp tập huấn 'Biên tập và dàn dựng chương trình tuyên truyền lưu động phục vụ cơ sở'. Lớp tập huấn có sự tham gia của 30 học viên là cán bộ, viên chức, biên đạo, diễn viên làm công tác văn hóa-văn nghệ quần chúng ở cơ sở.

Góp ý bản thảo Sách 'Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Gia Lai'

Sáng 18-8, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo biên soạn Sách Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý bản thảo Sách 'Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Gia Lai'.

Ngày 29-12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1649/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 13) đối với 5 di tích, trong đó có di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Làng Đal: Một thời hoa lửa

Làng Đal (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có lẽ là một trong những ngôi làng Jrai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bom đạn chiến tranh. Vượt qua những mất mát đau thương, dân làng đã kiên cường vươn lên để xây dựng cuộc sống mới.

Kbang: Tìm hướng đi mới cho thổ cẩm truyền thống

Từ Dự án 'Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng' được Hội đồng Anh tài trợ, chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) và cộng sự đang nỗ lực lưu giữ nét đẹp của thổ cẩm truyền thống, đồng thời phát triển sản phẩm hàng hóa nhằm tăng thu nhập cho đồng bào Bahnar tại địa phương.

'Báu vật nhân văn sống' ở Kmông

Thế giới rối cùng với nghệ thuật múa rối mà đoàn nghệ nhân làng Kmông (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) thường đưa vào phần trình diễn cồng chiêng đã góp thêm mảng màu văn hóa vô cùng đặc sắc. Phía sau sân khấu nghệ thuật là 'báu vật nhân văn sống' Puih Plê.

Đồn điền chè Bàu Cạn: 'Địa chỉ đỏ' của cách mạng

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, khu vực đồn điền chè Bàu Cạn là địa điểm hoạt động của nhóm đảng viên cộng sản đầu tiên ở Gia Lai, gắn với các phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền những năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, ý kiến này rất cần được làm sáng tỏ để thấy được tầm vóc, ý nghĩa quan trọng của đồn điền chè Bàu Cạn trong tiến trình phát triển hơn 76 năm qua của Đảng bộ tỉnh.

Ayun Pa bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển tại thị xã Ayun Pa. Việc khai thác hiệu quả tiềm năng này vừa góp phần phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo buôn làng, cải thiện cuộc sống người dân, vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc bản địa.

Xứng đáng là cầu nối giữa ý Đảng-lòng dân

Chiều 15-3, trong không khí gần gũi, thân tình, Báo Gia Lai đã tổ chức buổi gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (16/3/1947-16/3/2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất lần thứ 3. Sau hơn 7 thập niên hình thành và phát triển, các thế hệ trong mái nhà Báo Gia Lai cùng ngồi lại chuyện trò, hồi nhớ từng dấu son trên chặng đường đã qua trong tâm trạng bồi hồi, xúc động và tự hào.

Chiều 15-2, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Gia Lai tổ chức cuộc họp triển khai một số nhiệm vụ biên soạn công trình Lịch sử Báo Gia Lai. Hội nghị có sự tham dự của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Báo qua các thời kỳ, cán bộ chủ chốt, cộng tác viên có uy tín và kinh nghiệm thực hiện một số công trình lịch sử trong tỉnh.

Câu lạc bộ Lý luận trẻ tỉnh Gia Lai sinh hoạt quý IV-năm 2021

Sáng 20-12, tại TP. Pleiku, Câu lạc bộ Lý luận trẻ tỉnh Gia Lai đã tổ chức sinh hoạt quý IV-năm 2021 theo hình thức trực tuyến. Tham gia buổi sinh hoạt có thành viên Câu lạc bộ Lý luận trẻ cấp tỉnh; Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lý luận trẻ các huyện, thị xã, thành phố.

Bảo tồn và phát huy giá trị tượng nhà mồ

Nhà mồ là môi trường để tượng gỗ tồn tại với thời gian. Đây là nơi trưng bày tượng gỗ nhiều nhất và thường được đặt vào dịp bỏ mả-lễ hội mang tính cộng đồng lớn nhất của người dân tộc bản địa.

Độc đáo kỹ thuật nhuộm của người Bahnar

Do sự công phu, tỉ mỉ của các công đoạn nhuộm màu cho sợi dệt mà ít phụ nữ Bahnar biết và thực hành kỹ thuật này. Tìm hiểu kỹ thuật nhuộm cổ truyền của người Bahnar ở Đông Trường Sơn là hành trình khám phá vẻ đẹp văn hóa và sự sáng tạo độc đáo của cư dân nơi đây.

Tôn vinh di sản

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 410/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Bảo tàng tỉnh. Không chỉ góp phần tôn vinh di sản phi vật thể của nhân loại, không gian này sẽ tạo sức hút đáng kể cho du lịch tỉnh nhà.

Công trình lưu giữ giá trị trường tồn

Ngày 19-4 năm nay là tròn 75 năm Ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam diễn ra tại Pleiku. Bức thư giản dị và dạt dào tình cảm của Bác đã được ghi tạc thông qua các công trình, truyền bá rộng rãi đến người dân nhằm giữ gìn vẹn nguyên giá trị đến muôn đời sau.

Kỳ 2: 'Kho báu' vô giá miền Tây Sơn Thượng

Sử cũ không ghi chép nhiều về sự tham gia của người dân vùng An Khê xưa trong phong trào Tây Sơn, thế nhưng, hàng loạt dấu tích trên vùng đất này đã minh chứng rõ nét vai trò quan trọng không thể tách rời giữa bà con miền Thượng với cuộc khởi nghĩa. Ký ức về Tây Sơn tam kiệt cùng quần thể di tích gắn liền với họ đã trở thành kho báu vô giá được người dân địa phương trân trọng giữ gìn.

Thông Bahnar Brocade: Hồi sinh thổ cẩm Tây Nguyên

'Khi nhìn thấy sự thờ ơ của số đông với các sản phẩm thổ cẩm và nghề dệt, tôi cảm nhận rõ nét văn hóa tuyệt vời, tài sản quý giá ấy của một dân tộc đang dần lụi tàn'. Đó là lý do để anh Huỳnh Nguyên Thông (TP. Kon Tum) đi khắp các buôn làng Tây Nguyên, đồng hành cùng những nghệ nhân vực dậy nghề dệt thổ cẩm truyền thống và trao cho nó một 'cuộc đời' mới.

Đảng bộ tỉnh Gia Lai: 75 năm những thành tựu đáng tự hào

Trong 75 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã thực sự là đội tiên phong lãnh đạo quân, dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng chính quyền cách mạng, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển.Những dấu son đặc biệtTrên hành trình 75 năm, Đảng bộ tỉnh đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh kiên cường trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng tỉnh, khôi phục và phát triển kinh tế, đưa tỉnh nhà vững bước đi lên. Mỗi giai đoạn, Đảng bộ tỉnh đều để lại những dấu ấn đáng nhớ, khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh không ngừng.

Rộc Tưng-Gò Đá: Từ những phát hiện chấn động đến di tích quốc gia

Những bí ẩn từ thẳm sâu lòng đất lần đầu được vén mở qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở quần thể di tích sơ kỳ Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã gây chấn động giới khảo cổ trong nước và thế giới. Những công bố khảo cổ trong 5 năm (2014-2019) của các nhà khoa học trong nước và quốc tế khiến các sử gia phải viết lại lịch sử loài người, đồng thời thỏa mãn phần nào khát khao của con người trong hành trình đi tìm nguồn gốc.

Huyền bí chiêng Mlem

Sau bức phù điêu Phật thuộc văn hóa Champa được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2017, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp tục lập hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đối với bộ chiêng Mlem bởi giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của hiện vật này.

Hội thảo 'Bảo tồn và phát huy giá trị quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo'

Ngày 8-7, thị xã An Khê tổ chức hội nghị xác định các nhiệm vụ nghiên cứu và hội thảo 'Bảo tồn và phát huy giá trị quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo'.

Nghiệm thu sách lịch sử 75 năm ngành Tài chính tỉnh Gia Lai

Chiều 20-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai tổ chức nghiệm thu cuốn sách biên soạn Lịch sử 75 năm ngành Tài chính tỉnh Gia Lai (1945-2020). Ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính chủ trì buổi nghiệm thu. Dự sự kiện quan trọng này có ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Kinh tài cùng đại diện các đơn vị, sở ngành liên quan.

Đi tìm bản sắc đô thị Pleiku

Xoay quanh câu chuyện tìm kiếm sản phẩm du lịch đặc trưng cho Gia Lai, nhiều người có chung ý tưởng về xây dựng đô thị Pleiku thành một thương hiệu, tương tự như khi nói đến du lịch Quảng Nam phải nhắc đến đô thị cổ Hội An hay gần hơn trong khu vực là đô thị Đà Lạt. Đây là ý tưởng không mới nhưng cần thiết trong bối cảnh các thành phố cao nguyên đang cố gắng đi tìm bản sắc riêng hướng đến phát triển kinh tế du lịch.