Do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 3, một số địa phương trong tỉnh đã bị lũ lụt, ngập nước, thiệt hại nặng về nhà cửa, tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt, đời sống của Nhân dân. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực đồng hành, sẻ chia, hỗ trợ hội viên, nông dân và Nhân dân các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa, lũ gây ra.
Là đô thị loại I gần 10 năm, còn là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước nhưng Biên Hòa đang 'nợ' nhiều tiêu chí, trong đó có công viên, cây xanh, bãi giữ xe.
Nắm bắt xu thế chuyển đổi số, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh từng bước tiếp cận, nắm bắt cơ hội trong việc quảng bá giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giúp nhà nông thay đổi nhận thức, cách làm truyền thống, phát huy lợi thế, tạo đột phá để đưa sản phẩm nông nghiệp vươn xa tới các thị trường lớn.
Đồng Nai có nhiều dự án khu đô thị quy mô lớn đang triển khai. Hầu hết các dự án này đều có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, quản lý và tiện ích hiện đại.
Hiện tại, trên địa bàn Đồng Nai chưa có đô thị nào đáp ứng yêu cầu tỷ lệ nước thải sinh hoạt xử lý đạt chuẩn. Việc này không những ảnh hưởng đến quá trình phát triển đô thị của tỉnh, mà còn gia tăng áp lực ô nhiễm nguồn nước các sông, suối.
Trong giới kinh doanh Online, cái tên Nguyễn Văn Thế Anh, thôn 1 Minh Phú, xã Yên Phú (Hàm Yên) là cái tên đáng gờm. Anh là một trong những người đầu tiên đưa sản phẩm chè của địa phương lên kênh bán hàng Tiktok, và đến thời điểm này, là người có doanh số bán mặt hàng này cao nhất, không chỉ ở Tuyên Quang. Bà con gọi anh là Người số.
Công viên Biên Hùng sẽ được quy hoạch, phát triển không gian theo hướng mở và là điểm nhấn cảnh quan của toàn đô thị Biên Hòa, là nơi vui chơi, giải trí của người dân trong khu vực.
Dẫu bận rộn với nhiều nhiệm vụ nhưng thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Không chỉ trực tiếp hỗ trợ, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên còn làm được một việc quan trọng là giúp đội viên, học sinh phát huy vai trò, vị trí của mình trong bảo vệ quyền trẻ em.
So với các địa phương lân cận, Đồng Nai đi trước nhưng về sau trong phát triển đô thị. Nguyên nhân chính là do phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật còn chậm.
Từ đồ vật nhỏ như cây bút, chiếc ô đến những đồ vật có giá trị lớn hơn như ví tiền, điện thoại... đều được học sinh nhặt lại, bỏ vào 'Góc để đồ thất lạc' để trao trả cho người đánh rơi. Mô hình này hiện đang được nhiều đơn vị trường học triển khai, nhân rộng. Qua đó, không chỉ góp phần rèn luyện tính trung thực cho học sinh mà còn giáo dục các em làm điều tử tế mỗi ngày.
Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị hiện còn yếu, nông sản chủ yếu tiêu thụ tại chợ truyền thống, sản phẩm thô 'sáng tươi chiều héo'. Người dân vẫn có thói quen ăn thịt nóng, chưa quen dùng thịt mát như các nước phát triển.
Đề án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025 do UBND tỉnh mới ban hành có tổng cộng 66 trạm trung chuyển (TTC) rác sẽ được đầu tư mới, nâng cấp. Việc đầu tư TTC là cần thiết để phục vụ công tác vận chuyển, lưu trữ tạm rác thải trong trường hợp nhà máy xử lý gặp sự cố.
Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân xây dựng và phát triển các tổ, hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX) phù hợp với từng địa bàn, ngành nghề và trình độ phát triển từng khu vực. Qua đó, đã góp phần tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập.
Xác định vai trò quan trọng của tuổi trẻ, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc phòng, chống ma túy với nhiều cách làm hiệu quả. Đặc biệt, việc khơi sức trẻ trong tuyên truyền, đẩy lùi ma túy sớm trở thành trách nhiệm, hành động thường xuyên của mỗi cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên.
Khác với trước kia, hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường đã thử sức khởi nghiệp bằng nhiều cách, qua đó học hỏi vô vàn điều hay. Tín hiệu đáng mừng ấy bắt nguồn từ nỗ lực ươm mầm khởi nghiệp trong trường học của các cấp bộ đoàn.
Sáng 9-10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Dự và chỉ đạo Đại hội có các đồng chí: Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
Sáng 5-10, Hội Nông dân tỉnh tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Các đồng chí: Đỗ Hồng Hạ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh và Nguyễn Thị Vĩnh An, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì họp báo.
Với mục tiêu hỗ trợ tư liệu sản xuất, trao 'cần câu' để các hộ nông dân nghèo vươn lên, chương trình 'Vay bò trả bê' hay còn gọi là 'Ngân hàng bò' của Hội Nông dân tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả tích cực. Chương trình đã giúp nhiều hộ gia đình khó khăn có thêm sinh kế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
'Thấy tôi bảo đi lấy rơm về lót đệm chuồng gà, ai cũng bảo, 'ông nói phét', không tin. Vì từ cổ chí kim chẳng ai nuôi gà bằng rơm. Nhưng tôi đã làm được và rất hiệu quả. Trước vào chuồng gà vừa hôi, vừa bẩn, cứ phải đi ủng mới dám bước. Nay, không có mùi gì cả. Đi chân đất cũng bước ngon lành' - ông Hoàng Xuân Hùng, thôn Quyết Thắng, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) phấn khởi khi giới thiệu mô hình nuôi gà đệm lót sinh học bằng rơm, rạ của mình.
Chiều nay 17/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng tham gia hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề: 'Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trẻ, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Trị ngày càng giàu mạnh'. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các địa phương, đơn vị trong tỉnh, thu hút đông đảo cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên tham gia.
Được xây dựng rộng khắp ở 198 liên đội trong toàn tỉnh, hòm thư 'Điều em muốn nói' đã và đang trở thành nhịp cầu kết nối yêu thương giữa học sinh với giáo viên, phụ huynh. Từ hòm thư đặc biệt này, nhiều nỗi niềm sâu kín của các em nhỏ đã được lắng nghe, chia sẻ và giải quyết.
Khi thời điểm giá dưa chuột xuống thấp nhất, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã kịp thời triển khai công tác phối hợp kết nối, hỗ trợ nông dân tiêu thụ dưa chuột. Đây là hoạt động thiết thực ý nghĩa giúp giảm thiệt hại chia sẻ khó khăn cùng nông dân, phía HTX bao tiêu, duy trì chuỗi sản xuất hàng hóa.
Nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế, ngày 20-4 hàng năm chính thức được chọn là Ngày Thương hiệu Việt Nam. Đây cũng là dịp để mỗi doanh nghiệp, người tiêu dùng khơi dậy niềm tự hào thương hiệu Việt, từ đó chung tay xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cũng như các sản phẩm địa phương.
Do Trung ương Đoàn trao tặng, danh hiệu 'Học sinh 3 tốt' đã và đang trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Để góp phần giúp học sinh thực hiện hóa mục tiêu, thời gian qua, các cấp bộ đoàn, đặc biệt là đoàn trường học trong tỉnh đã nỗ lực làm tốt công tác ươm mầm.
Thực hiện phong trào 'Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa', Hội Nông dân tỉnh đã triển khai mô hình điểm 'Phân loại và xử lý rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón tại nguồn' tại tổ 15, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang). Mô hình mang lại những hiệu quả thiết thực từng bước nâng cao nhận thức cho hội viên, người dân về thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.
Hiện nay, các đoàn trường học trên địa bàn tỉnh đã và đang lấy việc thực hiện 5 ngày tình nguyện/ năm học để làm một trong những thước đo đánh giá đoàn viên, thanh niên. Chỉ tiêu này đã mang lại bước chuyển đáng mừng cho công tác đoàn, phong trào thanh niên trong nhà trường.
Thực hiện nhiệm vụ đột phá, đổi mới trong năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025, Hội Nông dân tỉnh triển khai xây dựng các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ này cũng đồng thời cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW ngày 5-8-2019 của Ban Chấp hành Hội Nông dân Việt Nam về đẩy mạnh xây dựng chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Hoạt động tuyên truyền Luật Trẻ em năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày càng được các cấp, ngành quan tâm nhằm giúp thiếu nhi có thêm nhiều kiến thức về Luật Trẻ em và cơ hội nói lên suy nghĩ của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em đang tồn tại trong xã hội.
Lo em thơ thiếu những ngày hè vui tươi, bổ ích trong mùa COVID-19, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt khó, mang đến những lớp học miễn phí, sân chơi bổ ích. Niềm vui của em thơ cũng chính là hạnh phúc của đoàn viên, thanh niên.
Thời gian qua, phong trào 'Kế hoạch nhỏ' được đội viên trong toàn tỉnh Quảng Trị thổi luồng sinh khí mới với nhiều hoạt động sáng tạo, thú vị, hết sức ý nghĩa. Trên ghế nhà trường, những học sinh đeo khăn quàng đỏ đã và đang làm việc nhỏ bằng trái tim lớn.
Ngày 2/4/2021, liên đội các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh đồng loạt tổ chức ngày hội 'Em làm kế hoạch nhỏ' năm học 2020 – 2021 với sự tham gia của hơn 40.000 đội viên, thiếu nhi.
Hưởng ứng cuộc thi 'Em yêu Tổ quốc Việt Nam', đông đảo đội viên đến từ các liên đội trên địa bàn tỉnh đã có mặt tại các địa chỉ đỏ để chào cờ, hát Quốc ca, tìm hiểu lịch sử truyền thống mảnh đất, con người Quảng Trị. Sau khi được đăng tải trên website Truyền hình thanh niên, các video clip ghi lại những hoạt động trên đã nhận được sự ủng hộ, bình chọn cao.
Những ngày này, trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hướng về ngày hội lớn của đất nước - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các liên đội, chi đội trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã và đang sôi nổi tổ chức đợt sinh hoạt chủ điểm 'Em là mầm non của Đảng'. Đợt sinh hoạt đã mang lại sự đổi thay tích cực trong suy nghĩ, hành động của đội viên.
Ngoài bài học đạo đức, lòng nhân ái vào giờ lên lớp, học sinh nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã và đang được ươm mầm thiện bằng những hoạt động, phong trào mang nhiều ý nghĩa. Bước chuyển đáng mừng ấy khởi nguồn từ sự nỗ lực của những người mang trái tim nhiệt huyết, đặc biệt là các cán bộ đoàn, đội trường học.
'Với hơn 226.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi, những năm qua, tín dụng chính sách đã giúp hàng triệu người dân thoát nghèo. Vốn tín dụng chính sách cũng góp phần đưa Việt Nam trở thành hình mẫu giảm nghèo trên thế giới'.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội' đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.