Hoàng Su Phì - Điểm hẹn mùa nước đổ

Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ.

Hoàng Su Phì - Điểm hẹn mùa nước đổ

Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ.

Nhộn nhịp nghề làm hương trầm dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến, cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ, trên bàn thờ tổ tiên mỗi gia đình không thể thiếu những nén hương trầm thơm ngát. Việc thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa. Những ngày cuối năm, những người làm hương truyền thống ở Hoàng Su Phì bước vào thời điểm bận rộn nhất.

Bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa lễ hội

Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc từ lâu nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng sự độc đáo, đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc. Với 19 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, đặc trưng nhất là các lễ hội truyền thống tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt.

Tạo sinh kế bền vững từ du lịch ở Hoàng Su Phì

Mảnh đất phía Tây của tỉnh – Hoàng Su Phì từ lâu đã nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp đã được công nhận di sản cấp quốc gia. Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền trong việc tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã góp phần đem đến diện mạo mới cho cuộc sống của đồng bào nơi đây. Những bản làng bình yên nằm dưới thung sâu đang dần được đánh thức bởi bước chân của du khách…

Hoàng Su Phì mùa lúa chín

Từ bao đời nay, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị vật chất mà còn chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa. Ruộng bậc thang vừa nuôi sống con người, vừa là tác phẩm nghệ thuật của bao thế hệ người Dao, người Nùng, người La Chí… đã kỳ công xây đắp, tạo nên bằng chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình. Giá trị văn hóa của ruộng bậc thang được thể hiện ở kinh nghiệm canh tác, tập quán sản xuất của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất miền Tây của tỉnh. Những thửa ruộng bậc thang còn là bức tranh mang vẻ đẹp hoang sơ trên nền không gian thiên nhiên hùng vĩ của núi đồi vùng cao, có giá trị phát triển du lịch.

Homestay - mô hình phát triển du lịch bền vững ở Hoàng Su Phì

Khách Du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay) là loại hình du lịch đã và đang phát triển rất mạnh mẽ ở Hoàng Su Phì. Kinh doanh loại hình du lịch này đã từng bước góp phần giảm nghèo cho người dân và bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường sinh thái, giúp du lịch phát triển bền vững.

Chuyện đi tour của những chàng trai ở bản!

Những năm qua, Hà Giang trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất cả nước. Nắm bắt nhu cầu đi du lịch của khách, đặc biệt là khách nước ngoài, ở không ít làng bản còn khó khăn, nhiều chàng trai người Tày, Dao sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, các trường chuyên nghiệp chưa có việc làm đã mạnh dạn rời bản theo nghề đi… tour (đưa khách đi du lịch) với hành trang là chiếc xe máy và niềm đam mê!.

Dấu ấn 'Trên những bậc thang vàng'

Tuần văn hóa du lịch 'Qua những miền di sản Ruộng bậc thang' Hoàng Su Phì lần thứ V với chủ đề: 'Trên những bậc thang vàng' đã thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Qua 5 mùa tổ chức, với những hoạt động phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã và đang trở thành điểm nhấn, góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch huyện nhà.

Kiệt tác nghệ thuật giữa núi rừng

Một kiệt tác nghệ thuật không vẽ bằng bút, sáp màu mà được 'vẽ' bằng sức lao động và khả năng sáng tạo vô tận của người nông dân. Trải qua hàng trăm năm cùng cuộc mưu sinh no ấm, người dân Hoàng Su Phì đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, thơ mộng như tranh vẽ giữa điệp trùng rừng núi làm mê đắm lòng du khách.