Xây dựng ngành công nghiệp phát triển xanh, bền vững - Bài 1: Loại bỏ các cơ sở công nghiệp ô nhiễm môi trường

BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa VIII về tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình hành động thể hiện rõ quyết tâm của tỉnh trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp xanh, bền vững. Đặc biệt, có lộ trình hạn chế, tiến tới dừng hoạt động các cơ sở sản xuất công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường; xây dựng lộ trình cụ thể để di dời các cơ sở sản xuất tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao ra ngoài khu đô thị, khu tập trung đông dân, trước mắt thực hiện ở khu vực thành phố Tuyên Quang và khu vực lân cận. Báo Tuyên Quang có loạt bài viết về vấn đề này.

Lễ xuống mía ép vụ sản xuất 2021-2022

Ngày 22-12, tại Nhà máy đường Tuyên Quang, xã Bình Xa (Hàm Yên), Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương tổ chức Lễ xuống mía ép vụ sản xuất 2021-2022. Đến dự có lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; lãnh đạo huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, các cơ quan doanh nghiệp, đại diện các xã vùng nguyên liệu, hộ trồng mía điển hình.

Cú huých cho người trồng mía

Hơn 1 năm trở lại đây, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương liên tục điều chỉnh giá thu mua mía nguyên liệu, mía giống theo hướng tăng dần. Đây được coi là cú huých để cho người dân quay trở về canh tác cây mía, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mía đường của tỉnh.

Đảm bảo vùng nguyên liệu mía đạt 2.296 ha

UBND tỉnh vừa có Văn bản số 4120/UBND-NLN, ngày 26-10-2021 về tạm giao kế hoạch trồng mía nguyên liệu niên vụ 2021-2022.

Giá mía nguyên liệu từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/tấn

Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương vừa có thông báo chính thức về chính sách đầu tư, thu mua phát triển mía nguyên liệu từ vụ 2021-2022 đến hết vụ 2022-2023.

Tín hiệu vui cho ngành mía đường

Sau nhiều giải pháp từ phía các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, ngành mía đường cả nước nói chung và Tuyên Quang nói riêng đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngay từ đầu năm 2021, những điều chỉnh trong chính sách thu mua mía nguyên liệu, mía giống từ phía Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy để tái cơ cấu lại vùng nguyên liệu vốn đang dần bị thu hẹp sau một thời gian không tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và người dân.

Liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp đã thực sự bền vững?

Để sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản có hiệu quả, nhiều mô hình hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp đã ra đời, trong đó chuỗi sản xuất mía đường được coi là tương đối bền vững. Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tiếp xảy ra hiện tượng người trồng mía tự ý chặt mía có hợp đồng với Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương để bán cho thương lái. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về chuỗi liên kết đã thực sự bền vững?

Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương vào vụ ép 2020-2021

Ngày 31-12, tại Nhà máy đường Tuyên Quang, xã Bình Xa (Hàm Yên), Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương tổ chức Lễ xuống mía ép vụ sản xuất 2020-2021.

Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương: Giữ đúng cam kết với người trồng mía

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng đường kính không tiêu thụ được nhưng Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đang tập trung chi trả hết tiền thu mua mía nguyên liệu cho người trồng mía theo đúng cam kết.

Cần cơ chế linh hoạt hơn

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn cần cơ chế linh hoạt hơn trong việc tính giá điện sinh khối. Phóng viên Tạp chí Năng lượng Mới đã có trao đổi với ông Hoàng Đức Thắng - Giám đốc Dự án Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang - về vấn đề này.

Tăng giá thu mua mía: Thêm niềm tin cho người trồng

Ngày 2-3-2020, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương thông báo tăng giá thu mua mía nguyên liệu thấp nhất từ 850 nghìn đồng/tấn trở lên và cam kết duy trì ổn định trong 3 niên vụ liên tiếp, có điều chỉnh tăng nếu giá đường trên thị trường tăng lên. Đây được xem là tín hiệu tích cực đối với người trồng mía trong bối cảnh diện tích mía phế canh liên tục tăng trong những năm gần đây.

Thu nhập cao từ trồng mía

Ông Triệu Văn Bảo (trong ảnh), thôn Yên Bình, xã Bình Xa (Hàm Yên) là điển hình thâm canh nâng cao năng suất mía. Năm 2010, được chính quyền địa phương, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương hỗ trợ làm đất, mía giống, ông Bảo đã chuyển 1 ha đất trồng ngô, sắn sang trồng mía nguyên liệu.

Tháo gỡ khó khăn trong thu hoạch mía nguyên liệu

Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố, tính đến ngày 10-2, toàn tỉnh đã thu hoạch 1.908 ha mía nguyên liệu, đạt 42% diện tích. So với những niên vụ trước, tiến độ thu hoạch mía đang rất chậm.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Tạo động lực phát triển mới

Nông nghiệp tỉnh đang chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hàng hóa tập trung. Sản lượng nhiều nông sản tăng vượt trội, đồng nghĩa với việc cần hình thành những chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền chặt, trong đó vai trò của các doanh nghiệp, hợp tác xã được đặt lên hàng đầu. Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Hàm Yên hình thành các vùng chuyên canh giá trị

Huyện Hàm Yên xác định, phát triển một số sản phẩm nông lâm nghiệp có lợi thế theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm là khâu đột phá. Từ đó, đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, làm giàu cho người dân.

Thực hiện đúng cam kết với người trồng mía

Cuối tháng 7 vừa qua, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đã hoàn thành chi trả tiền mua mía nguyên liệu cho người dân. Như vậy, sau 3 tháng kết thúc vụ ép, công ty đã thực hiện theo đúng cam kết, điều này đã củng cố niềm tin để người dân yên tâm trồng mía.

Thanh toán 283,2 tỷ đồng cho người trồng mía

Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đã hoàn tất thanh toán cho người trồng mía niên vụ 2018-2019 tổng số tiền 283,2 tỷ đồng, với giá 800 đồng/kg.

Tăng thêm cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Với mục tiêu có ít nhất 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2020, tỉnh đã xây dựng nhiều chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Một trong những giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chính là tạo thêm các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.