Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Phạm Văn Cảnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để dự án cấp nước do Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP - Long An làm chủ đầu tư sớm đưa vào hoạt động, cấp nước sinh hoạt cho người dân địa bàn hai huyện Cần Đước, Cần Giuộc, nhất là các xã vùng hạ của huyện Cần Giuộc.
Nhà máy nước sạch Nhị Thành (Công ty CP Đầu tư Hạ tầng nước DNP - Long An) đã xả nước thô vào các kênh, rạch trên địa bàn huyện Thủ Thừa với lưu lượng khoảng 1.000 m3/giờ để bổ sung nguồn nước ngọt cứu lúa phía Nam huyện Thủ Thừa và huyện Tân Trụ.
Trước những tác động nghiêm trọng của hạn, xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp tỉnh triển khai nhiều giải pháp dài hạn để hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.
Tỉnh, địa phương tập trung kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án để nhanh chóng cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn Cần Giuộc, Cần Đước, nhất là vùng hạ của huyện Cần Giuộc.
Thực hiện theo yêu cầu của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, Trung tâm Quản lý và vận hành âu tàu Rạch Chanh đã thực hiện co, giãn thời gian vận hành bơm nước và xả nước hợp lý nhằm phục vụ nhu cầu xả mặn, tích trữ nước ngọt, bảo đảm chất lượng nước đầu ra của Nhà máy nước Nhị Thành phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân các huyện: Thủ Thừa, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc.
Chung tay cùng người dân trên địa bàn ứng phó hạn, xâm nhập mặn, Nhà máy Nước Nhị Thành thuộc Công ty (Cty) Cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP-Long An đóng tại huyện Thủ Thừa đã xả nước thô vào các kênh, rạch trên địa bàn. Lưu lượng xả khoảng 1.000m3/giờ để bổ sung nguồn nước ngọt cứu lúa huyện Thủ Thừa và Tân Trụ.
Tình trạng hạn, xâm nhập mặn gay gắt đang làm cho cuộc sống hàng nghìn hộ gia đình ở tỉnh Long An đảo lộn. Hệ quả là cây trồng thiếu nước tưới, chết khô, người dân phải đi mua từng can nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, hàng trăm mét bờ bao và tuyến giao thông nông thôn bị sạt lở nghiêm trọng.
Trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân khu vực các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện chương trình hỗ trợ, cấp nước ngọt miễn phí cho người dân nơi đây, góp phần ổn định cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất. Giữa lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chương trình này càng thêm ý nghĩa, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội nhằm chung tay khắc phục hậu quả thiên tai.
Từ khi nhà nước đầu tư trạm bơm tăng áp (trạm cấp nước) tại xã Long Hựu Đông và tổ chức cho doanh nghiệp đấu thầu cung cấp nước thì số hộ dân có nước sinh hoạt tại 2 xã thuộc cù lao Long Hựu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã tăng lên, giảm bớt tình trạng thiếu nước vào mùa hạn, mặn như trước đây
Nhiều giải pháp được các cấp, các ngành tỉnh Long An thực hiện, tăng cường quản lý nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu.
Mỗi ngày, nhà máy nước Nhị Thành (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - do Công ty CP Đầu tư hạ tầng nước DNP - Long An làm chủ đầu tư) phối hợp ngành chức năng bơm hàng chục ngàn khối nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, ứng phó hạn, mặn.
Ngày 20/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Phạm Văn Cảnh cùng đại diện các sở, ban, ngành tỉnh kiểm tra tình hình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
Hạn, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt ở Long An. Để giảm thiệt hại mức thấp nhất cho hàng nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các huyện phối hợp nhân dân tổ chức đắp đập tạm tại các kênh thủy lợi nối các sông chính, tổ chức bơm nước chuyền qua nhiều cấp và vận động nhà máy nước sạch xả gần 500.000 m3 nước cứu lúa và vườn cây ăn trái.
Ông Võ Kim Thuần - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An cho biết, hạn, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt làm ảnh hưởng hàng nghìn héc ta lúa và cây ăn trái của tỉnh.
Hạn, xâm nhập mặn đang làm cho khoảng 8.000 hộ dân ở các huyện: Cần Giuộc, Tân Trụ, Cần Đước thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng phải mua với giá hơn 100 nghìn đồng/m3, khoảng 2.000 ha lúa đông xuân ở huyện Tân Trụ bị thiệt hại từ 30 đến 100%, làm hơn 110 m bờ sông và tuyến giao thông nông thôn bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo UBND tỉnh Long An do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn khiến khoảng 8.000 hộ dân trên địa bàn huyện Cần Giuộc bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.