'Đất ở hợp pháp' vẫn mông lung

Ngày 1-3 tới, Luật số 03/2022/QH 15 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự chính thức có hiệu lực.

NoXH: Nghị định 49 có cải thiện Nghị định 100?

Nghị định 49 của Chính phủ quy định cụ thể về quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội (NoXH) đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (NoTM), khu đô thị. Theo đó, đối với dự án có quy mô từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I, hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III, phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NoXH. Liệu những quy định mới này có khắc phục những điểm nghẽn của quy định cũ để khơi thông phân khúc NoXH?

Thời gian qua chính quyền TPHCM có nhiều chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội (NoXH), nhưng dự án hoàn thành đưa vào sử dụng rất hạn chế, phần lớn còn nằm trong… kế hoạch.

Huy động nguồn lực phát triển nhà ở

Thời gian qua sự phát triển nhà ở tại TPHCM chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn về nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội (NoXH), nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Để khắc phục những hạn chế này, chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 đã được TP xây dựng với những giải pháp đồng bộ.

Bất động sản phục hồi nhẹ

Theo số liệu từ Sở Xây dựng TPHCM, tình hình chấp thuận đầu tư, công nhận chủ đầu tư… cho các dự án nhà ở trên địa bàn TPHCM trong 10 tháng năm 2020 có nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2019.

Kéo giảm giá nhà bằng cách nào?

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa có báo cáo, trong đó công nhận giá nhà đất không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân. Bộ này cũng có nhiều chương trình để kéo giá xuống, nhưng thực tế giá nhà đất tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng trung bình mỗi năm tăng 10-30%.

Doanh nghiệp địa ốc vượt ải

Hầu hết chỉ số liên quan đến đầu tư kinh doanh BĐS trên địa bàn TPHCM đang giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả này do bị tác động bởi đại dịch Covid-19, hay từ nguyên nhân nào khác? Và cái đích là các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã vượt 'ải' trong muôn trùng khó khăn.

Có nên hạn chế người nước ngoài mua nhà?

Sau khi có chính sách cho phép người nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam, nhiều ý kiến lo ngại về làn sóng người nước ngoài ồ ạt đến mua nhà. Tuy nhiên, trên thực tế không như dự đoán, nên đã có ý kiến cho rằng cần xem xét quy định hạn chế người nước ngoài mua nhà tại nước ta.

Chính sách NoXH đang đi vào cuộc sống

Chính phủ vừa giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) cân đối thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và bổ sung 2.000 tỷ đồng cho 4 ngân hàng thương mại (NHTM) để hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội (NoXH).

TPHCM kiến nghị khơi thông 63 dự án

Trong khi các quy định pháp luật còn chồng chéo, nhiều cách hiểu khác nhau, nên các cơ quan đùn đẩy, dự án dậm chân tại chỗ. Để giải quyết những khó khăn trên, Sở Xây dựng vừa đưa ra các giải pháp, tham mưu để UBND TPHCM trình Chính phủ xem xét quyết định.

4 phương án giải cứu đất xen cài

Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) vừa đề xuất hàng loạt giải pháp gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, nhằm giải quyết một số vướng mắc các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương.

Phát triển nhà ở khu đô thị vệ tinh

5 năm dân số TPHCM tăng thêm 1 triệu người, phần lớn trong số này là cán bộ công chức, sinh viên, công nhân lao động, người nhập cư có mức thu nhập trung bình và thấp. Trong khi đó giá nhà, đất lại tăng cao theo năm tháng. Vì thế, giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng này là vấn đề cấp thiết của TPHCM nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, nhưng cũng không hề dễ dàng ở đô thị có giá bất động sản quá cao.

Phát triển nhà ở khu đô thị vệ tinh

5 năm dân số TPHCM tăng thêm 1 triệu người, phần lớn trong số này là cán bộ công chức, sinh viên, công nhân lao động, người nhập cư có mức thu nhập trung bình và thấp. Trong khi đó giá nhà, đất lại tăng cao theo năm tháng. Vì thế, giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng này là vấn đề cấp thiết của TPHCM nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, nhưng cũng không hề dễ dàng ở đô thị có giá bất động sản quá cao.

Nhà giá thấp cần cơ chế riêng

Tại Hội thảo quốc tế với chủ đề 'Giải pháp phát triển nhà ở đáp ứng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm ở TPHCM giai đoạn 2021-2035' tổ chức tuần qua, khi bàn về các giải pháp nhà ở cho người thu nhập thấp, có ý kiến cho rằng cần đẩy mạnh xây nhà ở thương mại (NoTM) vừa túi tiền. Nghe có vẻ hợp lý, nhưng điều này chỉ phù hợp với mặt bằng giá đất của… hơn 10 năm trước.

Chồng chéo quy định cho dự án NoTM

Luật Nhà ở 2005, Nghị định 90/2006/NĐ-CP, Nghị định 71/2010/NĐ-CP, quy định các dự án nhà ở thương mại (NoTM) được cơ quan nhà nước phê duyệt, thực hiện theo 2 quy trình đăng ký thủ tục khác nhau theo Luật Đầu tư, hoặc Luật Nhà ở.

Cấp bách tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại

Sáng 6-9, Báo SGGP - Đầu tư Tài chính và SGGP Online tổ chức buổi tọa đàm 'Xung đột tính pháp lý trong đầu tư xây dựng', với sự tham dự của các vụ chuyên môn Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Tư pháp, CIEM, VCCI, đại diện lãnh đạo UBND TPHCM, Sở Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính… cùng nhiều chuyên gia, luật sư và các doanh nghiệp đã đến tham dự.

Bất cập 100% đất ở và chọn nhà đầu tư

Kể từ ngày 1-7-2015 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực) đến tháng 8-2018, Sở Xây dựng trình và đã được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư, hoặc công nhận chủ đầu tư đối với 170 dự án nhà ở thương mại (NoTM). Phần lớn dự án này trước đây đã được UBND TP cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở (cũ).

Luật 'đá nhau', doanh nghiệp lãnh

TPHCM hiện có khoảng 130 dự án nhà ở có đất hỗn hợp đã được UBND TP ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, nhưng nghịch lý là đang bị coi… vẫn chưa đảm bảo đúng các thủ tục hành chính, gây khó khăn cho các chủ đầu tư dự án.