Sáng 23-11, Hội đồng đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 3, năm 2022. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh (gọi tắt là Hội đồng) chủ trì hội nghị.
Ngày 24-3-2022, thịt lợn muối An Tâm của cơ sở kinh doanh An Tâm do anh anh Lê Văn Tòng làm chủ tại xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) là 1 trong 38 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đợt 1, năm 2022. Đây là kết quả xứng đáng cho một sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, có vị thơm, ngậy đặc trưng.
Nhằm xúc tiến, quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa, Liên hiệp HTX Nông nghiệp Vinaco (TP Thanh Hóa) đã liên kết với 12 HTX và hàng chục chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trong tỉnh để phát triển cửa hàng quà tặng là sản phẩm OCOP.
Tính đến ngày 21-6-2022. TP Sầm Sơn đã đón được trên 4,1 triệu lượt khách, gấp 2,59 lần cùng kì năm 2021, vượt 17,88% kế hoạch năm; phục vụ được 8.431.444 ngày khách, gấp 2,35 lần cùng kì năm 2021, vượt 2,2% kế hoạch. Doanh thu đạt 3.450 tỷ đồng, gấp 2,47 lần cùng kì năm 2021, vượt 9% kế hoạch năm 2022.
Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 diễn ra tại tỉnh Sơn La từ ngày 27-5 đến 1-6 tại với quy mô trên 400 gian hàng trực tiếp và 65 gian hàng trực tuyến của các tổ chức, doanh nghiệp, HTX tới từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tối 28-5, tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với tỉnh Sơn La đã tổ chức Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Sơn La; đại diện Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố và đông đảo đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La.
Những năm gần đây, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển các làng nghề và sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn. Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống và thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Khai thác nội lực, nâng tầm sản phẩm du lịch lợi thế đã và đang là hướng đi của ngành du lịch Thanh Hóa trong giai đoạn phục hồi. Theo đó, vẫn là những sản phẩm du lịch chủ đạo như: du lịch nghỉ dưỡng biển du lịch văn hóa du lịch sinh thái cộng đồng... Song, mỗi điểm đến đều chú trọng việc làm mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, với nỗ lực và quyết tâm cao nhất nhằm đạt được mục tiêu trong giai đoạn phục hồi.
Để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP, gần 4 năm qua, các sở, ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ những sản phẩm thế mạnh, đặc trưng tham gia phát triển sản xuất và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Sau khi được công nhận, những sản phẩm này đã và đang khẳng định được vị thế, tạo sức lan tỏa lớn trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn.
Thông tin từ Sở Công Thương cho biết, tỉnh Thanh Hóa có 3 gian trưng bày tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2022 của 3 đơn vị là: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào Xứ Thanh, Công ty CP nước mắm Tĩnh Gia và Công ty TNHH chế biến hải sản Ba Làng.
Sau gần 4 năm triển khai Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), tỉnh Thanh Hóa đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ lợi thế của các huyện, thị xã, thành phố và xây dựng, phát triển hàng trăm chuỗi giá trị trong sản xuất, đưa các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, thế mạnh của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước. Trong lộ trình thực hiện chương trình, các cấp ủy, chính quyền, địa phương trong tỉnh luôn xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP cả về số lượng và chất lượng nhằm tạo ra hệ sinh thái toàn diện trong phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương.
Những năm qua, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) đã tận dụng tối đa quỹ đất và lao động để phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô sản xuất, phát huy giá trị của những sản phẩm lợi thế.
Vùng quê thuần nông Thọ Vực (Triệu Sơn) trước kia vốn nghèo khó nên nhiều thế hệ người dân tự sản xuất tương để sử dụng trong gia đình. Đến nay, đời sống kinh tế địa phương phát triển, số hộ sản xuất tương trong xã hiện chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay, nhưng một cơ sở đã phát triển được quy mô sản xuất khá lớn, biến thứ nước chấm truyền thống quê hương thành sản phẩm thương mại, được khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước tin dùng.
Với hàng loạt các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn diễn ra trong mùa hè 2022, đến thời điểm hiện nay, các địa phương, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã và đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện đón khách. Cùng với đó, nhằm gia tăng trải nghiệm cho du khách, hàng loạt các sản phẩm du lịch mới, tour kích cầu trong dịp hè cũng đã được các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng và tung ra thị trường.
Sinh năm 1979 tại xã Thái Hòa (Triệu Sơn) - vùng đất khá đa dạng về nguồn dược liệu nên anh Thiều Đình Hùng, Giám đốc Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn luôn trăn trở, đam mê nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng nhiều công nghệ sản xuất hiện đại nhằm đa dạng sản phẩm từ cây dược liệu bản địa, góp phần hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân.
Dự kiến, các chương trình kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn sẽ được tổ chức vào tháng 4, tháng 5, tháng 6 và tháng 7 năm 2022.
Sáng 29-3, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban tổ chức lễ kỷ niệm đã chủ trì hội nghị nghe UBND TP Sầm Sơn báo cáo công tác triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn, 5 năm thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa và khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2022 (gọi tắt là lễ kỷ niệm).
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đợt 1, năm 2022. Cụ thể, công nhận sản phẩm đạt hạng 4 sao gồm 4 sản phẩm; Công nhận sản phẩm đạt hạng 3 sao gồm 34 sản phẩm.
Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022.
Chiều 17-3, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Hội đồng) đã chủ trì Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2022.
Theo thông tin từ Tổ quản lý Chương trình OCOP thuộc Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng sâu, rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân. Nhiều doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh đã đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã và hoàn thiện hồ sơ sản phẩm để đăng ký tham gia chương trình.
Hè năm 2022, tại thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ diễn ra chuỗi các sự kiện văn hóa và thể thao lớn, hấp dẫn nhằm phục vụ khách du lịch.
Chiều 14/3, UBND thành phố Sầm Sơn đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về kết quả hoạt động du lịch năm 2021 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch biển năm 2022.
Với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch của thành phố năm 2022, chiều 14/3, UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về hoạt động du lịch trên địa bàn.
Tại cuộc họp báo ngày 14/3, UBND TP Sầm Sơn đã công khai thời gian tổ chức 19 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong năm 2022. Các sự kiện này hứa hẹn sẽ giúp TP Sầm Sơn quảng bá rộng rãi hình ảnh, từ đó thu hút được hàng triệu du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Chiều 14-3, UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về kết quả hoạt động du lịch năm 2021 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch của thành phố năm 2022.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề. Chạy đua với thời gian, nông dân ở các vùng trồng cây ăn quả lớn của tỉnh đang hối hả thu hoạch bưởi, cam, quýt, thanh long... phục vụ thị trường tết. Mặc dù chịu tác động lớn của dịch COVID-19, nhưng giá bán các sản phẩm cây ăn quả vẫn ổn định, bảo đảm nguồn thu nhập của bà con.
Những năm gần đây, UBND xã đã chỉ đạo HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Xuân Du, xã Xuân Du (Như Thanh) tập trung xây dựng thương hiệu, chinh phục danh hiệu OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần giúp người dân làm giàu, ổn định từ cây thanh long ruột đỏ.