Mỗi cá nhân người có uy tín (NCUT) có đóng góp, mức độ ảnh hưởng khác nhau trong cộng đồng, nhưng ở họ đều có điểm chung, đó là sự gương mẫu, tận tụy, nhiệt tình, nói đi đôi với làm nên đã tạo dựng được niềm tin cho cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và người dân địa phương.
Hiện, cả nước có 28.538 người có uy tín, trong đó có 3.178 người là trưởng thôn bản, 2.635 già làng, 1.526 Bí thư chi bộ thôn, 500 chức sắc trong các tôn giáo... Trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những tấm gương sáng, gương mẫu đi đầu trong thực hiện, hướng dẫn và cùng đồng bào dân tộc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Bài 2: Ban Công an xã Anh hùng đầu tiên ở khu vực Tây BắcĐBP - Từ thành phố Điện Biên Phủ vượt 250km đường núi chúng tôi có mặt tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Sín Thầu hôm nay có nhiều đổi mới, điện đường, trường, trạm khang trang, đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Diện mạo mới của Sín Thầu hôm nay không thể không nhắc tới vai trò của Ban Công an xã Sín Thầu - Ban Công an xã được phong Anh hùng đầu tiên ở khu vực Tây Bắc, trong những ngày đầu giải phóng sau chiến dịch Điện Biên Phủ.Bài 1: Triệt xóa hoạt động gián điệp của địch
Một mùa xuân mới lại về trên khắp các bản làng huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) - mảnh đất cực Tây Tổ Quốc, những cánh hoa đào phớt hồng, đóa mận trắng mong manh rung rinh khoe sắc trong gió núi.
Nhờ sự chung tay của cấp ủy, chính quyền, các lực lượng vũ trang, trong đó có các cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, mảnh đất mới dưới chân đỉnh Khoang La San huyền thoại đang ngày càng bình yên và trù phú.
Mường Nhé, vùng đất nơi cuối trời Tây Bắc 600 năm trước đây đã từng đi vào trong thơ của vị thánh quân Lê Lợi khi ngài đem quân bình định chốn rừng thiêng nước độc này. Câu thơ 'Hư đạo nguy than tam bách khúc' - dịch nghĩa là 'ba trăm ngọn thác nguy hiểm đã thành lời nói hư huyễn' của tiền nhân giờ ứng nghiệm với những con đường chạy qua dốc núi để đến với các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên. Chốn xa xanh biên cương ấy, xã Sín Thầu được mệnh danh là nơi 'mặt trời lặn sau cùng trên đất nước Việt Nam'. Núi rừng nơi ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc rạng rỡ ôm lấy những thửa ruộng bậc thang, nương ngô, nương lúa xanh mát mắt và những nếp nhà trình tường cổ kính trong bản làng trù phú, yên vui.
ĐBP - Trong giai đoạn 2018 - 2022, Điện Biên lựa chọn, phê duyệt 6.859 người có uy tín. Riêng trong năm 2022, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Điện Biên được phê duyệt là 1.246 người. Đội ngũ này là những hạt nhân tích cực, luôn gương mẫu đi đầu trong phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể ở cơ sở, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến nhân dân...
ĐBP - Đến mảnh đất ngã ba biên giới Sín Thầu trong ngày tết mùa mưa, những người khách phương xa sẽ bị đánh thức từ rất sớm bởi tiếng cười nói, chuyện trò vang vọng cả núi rừng. Không những thế, đến nhà nào cũng sẽ được tiếp đón nồng hậu như những đứa con trở về sau bao ngày đi xa…
ĐBP - Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, những năm qua, huyện Mường Nhé không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng mà còn khuyến khích bà con đầu tư phát triển kinh tế rừng bền vững. Qua các mô hình, như: Trồng thảo quả, sa nhân, dược liệu... dưới tán rừng đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
ĐBP - Với mục tiêu tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh giảm nghèo nhanh và bền vững, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, những năm qua, huyện Mường Nhé luôn quan tâm, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Bằng những việc làm, hành động cụ thể, họ đã và đang là nguồn cổ vũ, tấm gương để nhân dân học tập, làm theo; từ đó góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Ðó là ông Pờ Dần Sinh, nguyên Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Ðiện Biên), người con ưu tú trong cộng đồng dân tộc Hà Nhì. Năm nay đã ngoài 60 tuổi với hơn 30 năm tuổi Ðảng, ông Sinh vẫn nguyện dành trọn niềm tin sắt son theo Ðảng và trở thành người 'truyền lửa' cho người dân nơi ngã ba biên giới trong phong trào xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.
ĐBP - Tháng 10/2016, HÐND tỉnh khóa XIV thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HÐND về Ðề án 'Tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025'. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé đã nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa quan trọng của Ðề án; đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tiến trình phát triển chung của địa phương.
Sáng 30-3, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), Ban Quản lý dự án, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 379 (Quân khu 2) phối hợp với UBND xã Sín Thầu tổ chức tập huấn kiến thức kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt năm 2021. Hơn 50 hộ dân, trong đó 14 trưởng bản tham gia lớp tập huấn.
Các dân tộc thiểu số sinh sống trên dọc dài đất nước Việt Nam có đời sống văn hóa phong phú, độc đáo. Cùng với đó, ẩm thực của các dân tộc cũng khá đa dạng. Từ những nguyên liệu quen thuộc của núi rừng, đồng ruộng, qua bàn tay chế biến của đồng bào các dân tộc đã trở thành những món ăn ngon và lạ mắt. Trong điều kiện đời sống vật chất của đồng bào ngày càng được nâng cao, ẩm thực truyền thống cũng vì thế mà được bà con quan tâm hơn, vừa lưu giữ được nét văn hóa truyền thống, vừa góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Mường Nhé (tỉnh Ðiện Biên) là huyện nằm ở cực tây của Tổ quốc. Tuy còn là huyện nghèo trong diện 30a song Mường Nhé đang đổi thay từng ngày.
Sín Thầu - vùng đất xa xôi nhất về phía tây của Tổ quốc, không chỉ được nhắc đến với cột mốc ngã ba biên giới của 3 nước, mà 7 năm nay còn gắn liền với những mô hình sinh kế hiệu quả từ rừng.
ĐBP - Những năm gần đây, nhiều mô hình sinh kế gắn với rừng bước đầu đã mang lại hiệu quả về kinh tế, tăng thu nhập và đặc biệt là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Thuộc diện khó khăn nhất trên hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc thuộc tỉnh Ðiện Biên, song bằng tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó; cấp ủy, chính quyền và đồng bào dân tộc các xã: Sín Thầu, Chà Nưa, Pa Thơm... đã vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng khang trang; cuộc sống của nhân dân như 'sang trang mới' và trở thành điển hình để đồng bào các dân tộc nơi khác học tập làm theo…
ĐBP - Ở tỉnh Ðiện Biên, đồng bào dân tộc Hà Nhì có khoảng 5.500 người, sinh sống tập trung chủ yếu ở 4 xã: Sín Thầu, Sen Thượng, Chung Chải và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé). Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, đời sống của người Hà Nhì đã có nhiều đổi thay, phát triển, nhưng họ vẫn giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống qua những phong tục, nếp sống đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc.