Từ các chương trình hỗ trợ lợn giống giúp người dân phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập. Nuôi lợn đã trở thành sinh kế của người dân xã Phú Lũng (Yên Minh), đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo.
Chiều 1.6, đồng chí Vũ Mạnh Hà, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn công tác 198 theo dõi, giám sát huyện Yên Minh đã đi kiểm tra sau bầu cử tại xã Sủng Thài, Bạch Đích và Phú Lũng (Yên Minh). Cùng đi có đồng chí Ngô Xuân Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Yên Minh; Thường trực UBND huyện.
Với đặc thù là tỉnh biên giới, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, những năm qua, tỉnh ta luôn vun đắp và giữ gìn mối quan hệ truyền thống, gắn bó giữa nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là cư dân biên giới với nhân dân nước láng giềng thông qua nhiều mô hình và hoạt động thiết thực, trong đó nổi bật là mô hình kết nghĩa giữa các cụm cư dân biên giới hai bên.
Bên cạnh tập trung thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trên tuyến biên giới, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh (XNC) trái phép và phòng, chống dịch Covid-19, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh còn làm công tác tổ chức, phục vụ, bảo vệ an toàn bầu cử, góp phần vào thành công Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Huyện ủy Yên Minh, Đồn Biên phòng Bạch Đích và 4 xã biên giới của huyện Yên Minh gồm: Na Khê, Bạch Đích, Phú Lũng, Thắng Mố đã phối hợp phát động phong trào 'Toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép' ở khu vực biên giới. Từ ngày 19.5 đến nay, đã có 1.448/2.709 hộ, 31/50 thôn và 4/4 xã ký cam kết phòng chống dịch Covid – 19.
Hãy sắp xếp cho mình một lịch trình thích hợp để khám phá cao nguyên đá, ngắm hoa tam giác mạch trong thời điểm tuyệt đẹp này.
Đến với mảnh đất Hà Giang, mọi du khách đều có thể thấy được những nét văn hóa dân gian riêng biệt, độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Đặc biệt, đồng bào dân tộc Pu Péo hiện đang sinh sống tại huyện Bắc Mê vẫn giữ được nguyên vẹn những nét văn hóa đặc trưng, được thể hiện qua trang phục, nhà ở, trò chơi, lễ hội dân gian.
Ngày 24.3, Huyện Bắc Quang long trọng tổ chức truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ Hoàng Quốc Toàn tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Bắc Quang. Dự buổi lễ có lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh; đại diện cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang và cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên huyện Bắc Quang.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc – Xuân Tân Sửu, ngày 6.2, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy Yên Minh; kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chăm lo Tết cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc – Xuân Tân Sửu 2021, sáng 5.2, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc Tết tại huyện Yên Minh.
Ngày 25.1, tại xã Bạch Đích (Yên Minh), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng, ấm lòng dân bản'. Tham dự có lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bạch Đích; cấp ủy, chính quyền 4 xã: Bạch Đích, Phú Lũng, Thắng Mố, Na Khê, cùng đông đảo cán bộ, nhân dân, giáo viên và học sinh xã Bạch Đích.
Để đảm bảo nhiệm vụ lâu dài cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) BĐBP Hà Giang đã chủ động khai hoang đất trống tại các chốt để tăng gia trồng rau, cải thiện bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thời gian qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH), làng văn hóa (LVH) của huyện Yên Minh được triển khai với nhiều cách làm đa dạng và tạo sức lan tỏa sâu rộng; qua đó, thu hút đông đảo các hộ gia đình, cộng đồng tham gia thực hiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo đà cho sự phát triển KT-XH ở địa phương.
Là lực lượng tham mưu và trực tiếp tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân; những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Minh luôn thực hiện tốt công tác xây dựng lực lượng vững mạnh, toàn diện và công tác an sinh xã hội.
Ngày 7.10, tại xã Mậu Duệ, Ban Dân tộc – Tôn giáo tỉnh phối hợp với huyện Yên Minh tổ chức Lễ hội văn hóa dân tộc Cờ Lao năm 2020. Tham dự có lãnh đạo Ban Dân tộc – Tôn giáo tỉnh, Thường trực Huyện ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ huyện Yên Minh cùng đông đảo các hộ dân tộc Cờ Lao trên địa bàn huyện Yên Minh và bà con nhân dân xã Mậu Duệ.
Ngày 10.9, tổ đại biểu HĐND tỉnh do ông Hoàng Văn Vịnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát một số công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Minh.
Trong những năm qua, cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia, Đồn Biên phòng Bạch Đích thuộc địa phận xã Bạch Đích (Yên Minh) còn thực hiện hiệu quả hoạt động tăng gia, sản xuất (TGSX), góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện đời sống cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) trong đơn vị.
Cuộc sống của người dân Bạch Đích (Yên Minh) đang từng ngày 'thay da, đổi thịt'; có được những kết quả đó, có sự chung tay của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bạch Đích; sự đồng lòng của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc để vùng đất biên cương luôn bình yên và phát triển.
Đến với Bạch Đích vào những ngày Hè, chúng tôi ngỡ như mình đang ở trong không gian của Đà Lạt. Từ xa nhìn xuống, trung tâm xã Bạch Đích nằm giữa thung lũng, lọt giữa những rừng thông xanh mướt. Nổi bật là những ngôi nhà khang trang, con đường bê tông nối liền các xóm, bản. Anh bạn người bản địa nói với tôi rằng, Bạch Đích đang dần 'thay da đổi thịt', nhịp sống nhộn nhịp chẳng khác gì một xã miền xuôi. Sự thay đổi này có dấu ấn không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bạch Đích, BĐBP Hà Giang.
Tỉnh ta hiện có trên 85 vạn dân, với cộng đồng 19 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, có tới 18 dân tộc, chiếm 88% là đồng bào các dân tộc thiểu số; 5 dân tộc trong số này thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người.
Những ngôi nhà kiên cố, những xóm dân cư được di chuyển từ vùng núi cao, vùng có nguy cơ sạt lở nay đang từng bước ổn định cuộc sống. Sau 2 năm thực hiện, Đề án Quy tụ dân cư của UBND tỉnh giai đoạn 2018-2020, huyện Yên Minh đã quy tụ được hàng trăm hộ về nơi ở mới, người dân yên tâm lao động sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.
Phú Lũng là xã biên giới của huyện Yên Minh, trong những năm qua, tình hình trật tự an ninh xã hội, nhận thức của người dân nơi đây về pháp luật còn nhiều hạn chế. Do vậy, xã luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân; bởi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm đảm bảo trật tự an ninh xã hội, góp phần phát triển KT-XH địa phương bền vững.
Đã 60 ngày trôi qua từ khi các tổ chốt chặn phòng dịch tạm thời trên tuyến biên giới được thành lập, các chiến sĩ nơi đây vẫn đang nỗ lực vượt qua khó khăn, tiếp tục giữ chốt, đảm bảo các công dân trở về từ vùng dịch phía bên kia biên giới được đưa đến điểm cách ly theo đúng quy định.
Ngày 17.3, đoàn kiểm tra công tác tuyên truyền, khánh tiết đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, do đồng chí Đặng Ái Xoan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế công tác tuyên truyền, khánh tiết đại hội Đảng các cấp tại Đảng ủy xã Lao Và Chải, Đảng ủy thị trấn Yên Minh và có buổi làm việc với Huyện ủy Yên Minh.
Được huyện Yên Minh chọn là một trong những xã điểm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM). Sau gần 7 năm, đến năm 2017, xã Phú Lũng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và vinh dự được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Và đến cuối tháng 12.2019, xã tiếp tục hoàn thành tiêu chí nâng cao về xây dựng nhà ở theo Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Đồng thời, cũng là xã biên giới đầu tiên của tỉnh hoàn thành tiêu chí về nhà ở đảm bảo theo tiêu chuẩn: Nền cứng, khung cứng và mái cứng.
Tháng 10.2016, Huyện ủy Yên Minh ban hành Nghị quyết số 02a về phát triển cụm xã giai đoạn 2016 - 2020. Từ chủ trương trên, sau hơn 3 năm thực hiện đã có những tín hiệu tích cực trong phát triển KT – XH các cụm xã ở Yên Minh.
* Chiều 28.11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đơn vị thành phố Hà Giang gồm các ông, bà: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Giang; Chu Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh, khóa XVII (được tổ chức từ ngày 9.12 – 11.12.2019) tại xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang.
Bước đầu hành trình thực hiện ước mơ của Vàng Mí Pó đã được thực hiện, nhưng bước đường tiếp theo của Pó có nguy cơ dang dở vì…quá nghèo
Thực hiện xây dựng NTM, từ xuất phát điểm, các xã chỉ đạt dưới 3 tiêu chí; đến nay, bình quân các xã ở huyện Yên Minh đã đạt 8 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong đó, có 2 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đây là thành quả nỗ lực của cấp ủy, chính quyền cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện suốt 10 năm qua.
Chiều 1.10, tại xã Phú Lũng (Yên Minh), Đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang gồm các đồng chí: Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hầu Văn Lý, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV với cử tri 4 xã biên giới huyện Yên Minh, gồm: Phú Lũng, Bạch Đích, Na Khê, Thắng Mố. Dự buổi tiếp xúc có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, huyện Yên Minh cùng đông đảo các bậc cử tri.
Thời gian gần đây, Báo Nhân Dân nhận được nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về tình trạng khai thác đá trái phép làm vật liệu xây dựng tại huyện vùng cao Yên Minh (Hà Giang). Đáng nói là các cấp chính quyền, ngành chức năng của huyện và xã biết thực trạng này, nhưng chưa nghiêm túc xử lý với lý do 'người dân khai thác để phục vụ xây dựng nông thôn mới'.
Tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh tổ chức 5 đoàn công tác kiểm tra, đánh giá 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) từ năm 2014 - 2017 trên địa bàn 8 huyện, thành phố. Kết quả kiểm tra, chỉ có 7 xã duy trì được 19/19 tiêu chí, 16 xã đạt dưới 19 tiêu chí, thậm chí xã Mậu Duệ (Yên Minh) chỉ còn đạt 13/19 tiêu chí.
Ngày 27-12-1975, Quốc hội khóa V quyết nghị hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Việc tập kết các cơ quan của tỉnh lên thị xã Hà Giang, tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tuyên được tiến hành nhanh gọn, hoàn thành trong quý II-1976.