Huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) có hơn 32,9 km giáp ranh với 2 huyện Tây Sơn, Vân Canh (tỉnh Bình Định) và huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên). Những năm qua, chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng đã quyết liệt triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.
Những năm gần đây, do lòng sông Kỳ Lộ ở tỉnh Phú Yên bị cát bồi lấp thường cạn kiệt nước vào mùa khô, không thoát lũ kịp vào mùa mưa nên gây ngập úng tại nhiều địa phương.
Xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) giờ đây đã khang trang hơn với nhiều nhà mái ngói, ngát xanh với ruộng lúa, rẫy sắn trải rộng tít tắp… Đặc biệt, nơi này còn có nhiều cảnh sắc nên thơ. Suối Gấm ở thôn Phú Lợi là một trong những điểm đến làm lưu luyến du khách phương xa.
Mưa lũ xấp xỉ mức lịch sử năm 1993 và 2013 khiến người dân Bình Định, Phú Yên trở tay không kịp. Hai địa phương này phải sơ tán hàng nghìn người tránh lũ trong đêm.
Tại Phú Yên, mưa lớn liên tục kéo dài, nhiều thủy điện xả lũ làm nước ngập sâu nhiều nơi, nhiều tuyến giao thông bị sạt lở, gây ách tắc giao thông, dự báo nước lũ các sông vẫn đang lên nhanh. Nhiều tuyến đường trong nội thành thành phố Tuy Hòa cũng bị ngập sâu, giao thông đi lại gặp khó khăn. Tỉnh đã và đang chỉ đạo công tác khắc phục, ứng phó khẩn trương.
Mưa lớn liên tục trong nhiều giờ liền, cộng với hồ thủy điện La Hiên (xã Phú Mỡ) xả lũ, mực nước các con sông dâng cao, làm ngập nhiều nơi, nhiều tuyến giao thông bị cắt đứt, chính quyền huyện Đồng Xuân đang triển khai các phương án ứng phó, sẵn sàng di dời dân các vùng trũng thấp.
Cô Phạm Thị Tâm là giáo viên của điểm trường làng Đồng, thuộc Trường Mầm non Phú Mỡ (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên). Cô là tấm gương tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì cộng đồng.