Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Dương Bá Quy, nguyên là Xã đội trưởng, Bí thư Đảng ủy xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
2 năm qua, tuy gặp những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất trên tất cả các lĩnh vực; sự quyết tâm của nông dân đã giúp cho ngành nông nghiệp huyện Gio Linh có bước phát triển vững chắc. Đặc biệt, đã có nhiều mô hình nông-lâm-thủy sản mới được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần người cao tuổi (NTC) trên địa bàn huyện Gio Linh ngày càng được nâng cao. Có được những kết quả đó là nhờ sự quan tâm sâu sắc của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho NCT.
Hôm nay 16/2, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đi thăm, kiểm tra các mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Hướng Hóa, Cam Lộ và Gio Linh.
Trận lốc xoáy tại Quảng Trị vào chiều 27/09 đã khiến cho 300 nhà dân bị tốc mái, đặc biệt 2 nhà bị sập hoàn toàn, một tiệm vàng bị gió cuốn bay toàn bộ tài sản.
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đặc biệt là từ cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu Tháng Tám năm 1945, xã Gio Mai, huyện Gio Linh đã từng bước đổi mới, có những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn trong phát triển KT - XH, góp phần đem lại những khởi sắc cho vùng quê cách mạng.
Về Gio Mỹ, Gio Linh giữa những ngày quê hương chuẩn bị kỷ niệm 50 năm giải phóng, đường làng ngõ xóm ngập sắc cờ đỏ, đi đến đâu cũng có thể cảm nhận được không khí háo hức củangười dân chờ đón ngày lễ trọng đại. 50 năm kiến thiết từ hoang tàn, ruộng đồng hoang hóa chằng chịt hố bom đạn, người dân Gio Mỹ bắt đầu cuộc sống mới từ hai bàn tay trắng, nay lúa đã xanh đồng, cuộc sống no ấm, quê hương khởi sắc từng ngày.
Từ năm 1993, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (chương trình IPM) được đưa vào áp dụng tại tỉnh Quảng Trị trên nhiều loại cây trồng như lúa, lạc, hồ tiêu, cà phê… Đến nay, chương trình đã chứng minh được tính ưu việt trong quản lý các đối tượng dịch hại, thay đổi thói quen sản xuất của người dân, giảm phần lớn lượng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ môi trường và sức khỏe của Nhân dân.
Những năm qua, huyện Gio Linh tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), phát triển mạnh các dịch vụ kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa ở địa phương, góp phần liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động hiệu quả của các HTX, THT trong thời gian qua đã thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần tích cực trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) với mục tiêu cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện tại Quảng Trị hơn 3 năm qua, đến nay sắp kết thúc. Để rõ hơn hiệu quả của dự án này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị.
Ðể phát triển nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển, khuyến khích kêu gọi các nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2020, trong đó chú ý phát triển diện tích lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.
Những năm qua, huyện Gio Linh luôn quan tâm đến việc phát triển các làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo ra nhiều mặt hàng sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường; tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương...
Khi PGS Trần Đăng Xuân, Trưởng Phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật và hóa sinh (Đại học Hiroshima, Nhật Bản) công bố gạo hữu cơ Quảng Trị đạt 545 chỉ tiêu chất lượng, đặc biệt là phát hiện ra hai hợp chất Momilactone A và Momilactone B trong gạo có tác dụng chống bệnh gout, tiểu đường, béo phì đã gây ngỡ ngàng với nhiều người bởi không ai ngờ rằng hạt gạo trên đất cằn Quảng Trị rồi có một ngày được trân quý hơn vàng.
Hợp phần 3 của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới ( WB7) đã hỗ trợ xây dựng 15 mô hình ứng dụng thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) với tổng diện tích gần 167 ha, bao gồm 6 mô hình CSA thâm canh cây lúa, 6 mô hình CSA thâm canh cây màu, 1 mô hình CSA thâm canh cây rau và 2 mô hình sản xuất tiêu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Thực hiện dự án này người dân luôn được nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh, tính đến ngày 7.11.2019, toàn huyện có 6 xã gồm: Vĩnh Trường, Linh Thượng, Gio Phong, Gio Mỹ, Trung Hải, Gio An có gia súc mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM) với 202 con.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh, tính đến ngày 7.11.2019, toàn huyện có 6 xã gồm: Vĩnh Trường, Linh Thượng, Gio Phong, Gio Mỹ, Trung Hải, Gio An với tổng số 202 con gia súc mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Nhìn lại hành trình 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Gio Linh, có thể thấy rõ những nỗ lực, quyết tâm cao của lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng NTM đã đem đến nhiều đổi thay tích cực, khởi sắc trên nhiều phương diện về bộ mặt nông thôn, đời sống nhân dân; các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận; hệ thống chính trị được củng cố, quốc phòng-an ninh ổn định…
Tại tỉnh Quảng Trị, chính sách tập trung phát triển 6 cây chủ lực gồm: Cà phê, hồ tiêu, cao su, lúa chất lượng cao, cây ăn quả và cây dược liệu, cây gỗ rừng trồng, cùng với thực hiện chương trình 'mỗi xã sản phẩm' gắn với xây dựng thương hiệu đã và đang tạo động lực cho tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) với mục tiêu cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được cung cấp dịch vụ tưới tiêu đã nâng cấp, hiện đại hóa tại 7 tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung, trong đó có Quảng Trị. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của dự án này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh.
Làng Phước Thị (Gio Mỹ, Gio Linh) được thành lập vào khoảng thế kỉ XV. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngày nay, làng Phước Thị đã đổi thay và phát triển trên nhiều lĩnh vực theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ nét đẹp văn hóa cổ kính, đậm đà tình quê…
Sáng 27-8, đồng chí Phùng Quốc Hiển, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị đến thăm mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại HTX Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, được CTCP Nông sản hữu cơ Quảng Trị liên kết với bà con nông dân sản xuất theo quy trình công nghệ phân bón hữu cơ Ong Biển.
Sáng nay 27.8.2019, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã đến thăm mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại HTX Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, được Công ty cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng Trị liên kết với bà con nông dân sản xuất theo quy trình phân bón hữu cơ Ong Biển.
Cách đây hơn 4 năm về trước, khi bắt đầu thực hiện hoạt động hợp tác xã (HTX) theo Luật HTX mới ( Luật HTX 2012), không ít thành viên của các HTX trên địa bàn huyện Gio Linh nói chung, HTX Dịch vụ nông nghiệp Phước Thị, xã Gio Mỹ nói riêng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở; sự khéo léo trong công tác vận động, thuyết phục của Hội đồng quản trị (HĐQT), đến nay HTX Dịch vụ nông nghiệp Phước Thị được đánh giá là HTX làm ăn có hiệu quả, được các HTX bạn đến học tập kinh nghiệm.
Nắng hạn kéo dài, cùng với quá trình bốc hơi nước quá nhanh đã làm cho lượng nước hiện còn lại trong các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ở mức rất thấp. Thực trạng lượng nước trong hồ, đập cạn kiệt do nắng hạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tưới phục vụ sản xuất hè thu 2019. Hiện các địa phương đang tích cực triển khai các phương án phòng, chống hạn để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra.