Lo doanh nghiệp Việt bị động trước 'đòn' phòng vệ từ Mỹ

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mật ong đang thấp thỏm, lo lắng trong lúc chờ phán quyết sơ bộ sắp tới của Mỹ cho vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm mật ong Việt. Nhưng một mối lo lớn hơn là hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thường trở nên bị động trước các 'đòn' phòng vệ thương mại từ Mỹ.

3,5 vạn người nuôi ong phấp phỏng trước giờ phán quyết của DOC

Dự kiến, ngày 17/11 tới, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ có kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá đối với mật ong của Việt Nam xuất vào Hoa Kỳ.

Ứng phó với việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá mặt hàng mật ong

Hiện tại, hơn 95% sản lượng mật ong của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá, mật ong Việt Nam sẽ rất khó khăn về đầu ra, kéo theo đó là sinh kế của 35.000 người nuôi ong Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.

Nữ cán bộ ngành Công Thương: Đoàn kết vì tập thể vững mạnh

Tập thể nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ - ngành Công Thương tiếp tục đoàn kết, đồng lòng và cùng nhau xây dựng một tập thể hạnh phúc, vững mạnh.

Tăng cảnh báo sớm, kiện phòng vệ thương mại giảm rõ rệt

Thông qua công tác cảnh báo sớm, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã không bị động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Phát huy vai trò người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng

Từ đầu năm đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện tương đối đồng đều, toàn diện. Các đơn vị, địa phương đã triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của T.Ư và của tỉnh. Đại đa số cán bộ, công chức có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý thức phục vụ Nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, ổn định và phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN.

Cần giải pháp hữu hiệu ngăn chặn nguy cơ gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế

Nguy cơ hàng hóa nước ngoài 'đội lốt' hàng Việt Nam ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín hàng Việt cũng như nền sản xuất nội địa. Do đó, nước ta cần có giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán lẩn tránh bất hợp pháp trong phòng vệ thương mại.

Hạnh phúc khi có con gái

Ngày nay, nhiều gia đình vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc, cha mẹ được chăm sóc tốt khi ở cùng con gái. Quan niệm sinh con trai để 'nối dõi tông đường', có người chăm sóc tuổi xế chiều dần được gạt bỏ.

Tác động kép cho ngành mía đường

Việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan được cho là mang lại tác động nhiều mặt với cả người nông dân, doanh nghiệp sản xuất đường, doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu và Nhà nước.

Làm gì để giữ được 'hàng rào' phòng vệ cho doanh nghiệp?

Việt Nam đang mở cửa mạnh mẽ cho hàng hóa từ 51 quốc gia đối tác của 14 Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang tham gia với tư cách là thành viên chính thức.

Kỳ II: Cách nào 'hồi sinh' ngành mía đường?

Trước áp lực cạnh tranh không lành mạnh từ đường nhập khẩu, đường lậu, gian lận thương mại… đe dọa 'hủy diệt' sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã quyết định điều tra phòng vệ thương mại (PVTM), áp thuế tạm thời chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan. Đây là một quyết định đúng đắn, phù hợp pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế, đã và đang tác động tích cực, góp phần giúp cho ngành mía đường Việt Nam hồi phục và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Kỳ I: Ngành mía đường Việt Nam trước nguy cơ 'mất trắng'

Ngay sau khi Việt Nam chính thức thực thi cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hàng rào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN được dỡ bỏ, làn sóng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã tràn vào Việt Nam như 'thác đổ' với giá rẻ chỉ bằng giá sản xuất nguyên liệu mía, do được Chính phủ Thái Lan trợ cấp, bán phá giá, đã khiến cho ngành mía đường Việt Nam phải đứng trước nguy cơ bị 'hủy diệt'.

Áp thuế chống bán phá giá đường Thái, có đủ 'cứu' đường Việt?

Tới đây, Bộ Công Thương sẽ ban hành quyết định cuối cùng về việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía nhập từ Thái Lan. Tuy nhiên, nỗi lo với đường giá rẻ từ Thái Lan chưa giảm thì vấn nạn đường nhập từ các thị trường trong ASEAN vào Việt Nam lại tăng 'chóng mặt', khiến tương lai ngành mía đường chưa thể sáng sủa.

Phòng vệ thương mại trong ngành thủy sản: Sẵn sàng đấu tranh vì lợi ích chính đáng của doanh nghiệp

Thủy sản là ngành hàng xuất khẩu (XK) chủ lực của Việt Nam, có nguy cơ cao đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM). Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Châu Giang - Phó Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) - về vấn đề này.

Chưa hết lo hàng xuất khẩu bị áp thuế

Việc cơ quan thương mại của Mỹ chưa đề xuất Chính phủ nước này áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là thông tin vui cho nhiều ngành hàng XK. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để Việt Nam xử lý tận gốc vấn đề gian lận xuất xứ, giả mạo hàng Việt để né thuế xuất khẩu.

Thu hẹp khoảng cách giới, đề cao vai trò phụ nữ

Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của lao động nữ, Bộ Công Thương luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt công tác phát triển cán bộ nữ và mục tiêu bình đẳng giới; tạo điều kiện để phụ nữ phát huy năng lực, trí tuệ, đóng góp cho sự phát triển của ngành, đất nước.

Gia tăng khả năng thích ứng, hạn chế rủi ro phòng vệ thương mại khi tham gia FTAs

Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng ngày càng được các nước sử dụng nhiều hơn. Nhìn rộng ra, trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều FTA, rủi ro bị điều tra phòng vệ thương mại cũng gia tăng theo. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt cần chủ động thích ứng, hạn chế rủi ro trong giao thương quốc tế từ FTAs.

Nắm bắt cơ hội, gia tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong tình hình mới

Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam – Hoa Kỳ tăng trưởng bền vững trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp. Năm 2021, thương mại hai chiều có khả năng vượt ngưỡng 100 tỷ USD… Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục nắm bắt cơ hội, gia tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong tình hình mới.

Phòng vệ thương mại: Phát huy lợi thế hội nhập kinh tế

Việc cắt giảm thuế quan cao theo các hiệp định thương mại (FTA) đang gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực; và số lượng vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) cũng ngày càng tăng.

Doanh nghiệp không thể lơ là phòng vệ thương mại

Việc chủ động nghiên cứu các biện pháp hợp pháp như phòng vệ thương mại (PVTM) để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước là việc làm cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở cửa mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa từ các nước đối tác càng giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn.

Minh bạch thông tin là nền tảng thực thi hiệu quả phòng vệ thương mại

Trong các vụ kiện phòng vệ thương mại, thông tin được minh bạch và công khai sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp, góp phần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh của thị trường.

Phòng vệ thương mại: Vì sao ngành thép vẫn 'soán ngôi'?

Nếu như trước đây các sản phẩm thép Việt Nam bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, thì nay những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu 'lặt vặt' như đinh ốc, dây thép, mắc áo thép… cũng không 'thoát nạn'.

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phòng vệ thương mại

Xuất hàng sang nước khác mới biết hàng nằm trong danh mục bị áp thuế phòng vệ thương mại hay container hàng sắp cập cảng mới biết hạn ngạch ưu đãi thuế dành cho ngành hàng đã hết hiệu lực... là 2 trong số nhiều câu chuyện cho thấy, doanh nghiệp khi chưa hiểu đúng vai trò của phòng vệ thương mại thì sẽ hụt hơi trong cạnh tranh toàn cầu.

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phòng vệ thương mại

Xuất hàng sang nước bạn mới biết hàng nằm trong danh mục bị áp thuế phòng vệ thương mại ở mức cao nhất, container hàng sắp cập cảng mới biết hạn ngạch ưu đãi thuế quan dành cho ngành hàng đã hết - đó chỉ là 2 trong số rất nhiều câu chuyện cho thấy, nếu doanh nghiệp chưa đặt đúng vai trò của biện pháp phòng vệ thương mại thì sẽ… hụt hơi trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Bịt kẽ hở gian lận xuất xứ hàng Việt

Tình trạng nhập lậu xe đạp điện rồi phù phép sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một điển hình của chiêu trò gian lận xuất xứ. Liệu việc xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có bịt được kẽ hở này.

Thách thức mới của ngành gỗ

Nhiều doanh nghiệp (DN) XK gỗ đang rất lo ngại về tình trạng liên tục bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) tại các thị trường xuất khẩu.

Giữ thị trường trước áp lực từ EVFTA

Trước áp lực của hội nhập liên quan đến các FTA mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), DN sữa trong nước cần tìm hướng đi phù hợp để trụ vững trước sức ép cạnh tranh.

Đại gia ngoại thâu tóm gia cầm Việt

Là một ngành cung cấp thực phẩm quan trọng nhưng ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang dần rơi vào các đại gia nước ngoài

Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm phòng vệ thương mại

Tạo cơ sở dữ liệu cảnh báo hiệu quả cho doanh nghiệp (DN) về khả năng bị điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp sẽ được cập nhật thường xuyên để DN có thể linh hoạt, chủ động thực hiện các biện pháp PVTM, giữ thị phần và tăng trưởng xuất khẩu bền vững hơn.

Gà ngoại có dấu hiệu phá giá tràn vào Việt Nam

Các doanh nghiệp trong nước cần đồng lòng nộp đơn chứng minh thiệt hại do thịt gà nhập khẩu giá rẻ gây ra.

Vì sao không 'kiện' được gà ngoại rẻ bèo có dấu hiệu phá giá?

Có nhiều dấu hiệu về nhập khẩu bán phá giá gà nhưng nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ, thì cơ quan chức năng không có dữ liệu xem xét thiệt hại của sản xuất trong nước.

Thịt gà nhập khẩu rẻ bất thường, gà Việt chịu trận đến bao giờ?

Một số nguồn thịt gà nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá rất rõ ràng nhưng nhiều năm qua Việt Nam vẫn chưa áp dụng biện pháp phòng vệ nào