THẢO LUẬN TỔ 13: PHÁT HUY TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ TIẾP TỤC ĐÓNG GÓP VÀO SỰ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA ĐẤT NƯỚC

Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 7, thảo luận tại Tổ 13 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, các đại biểu đều bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành các nghị quyết này.

Nội dung chính sách phải là một trọng tâm trong quá trình giám sát

Thảo luận tại Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị, tới đây giám sát văn bản quy phạm pháp luật cần chú trọng phân tích, đánh giá chính sách. Qua đó, mới chỉ rõ được căn nguyên thực chất, bản chất trong hệ thống văn bản, chính sách pháp luật, để có những đề xuất sửa đổi cho phù hợp.

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV: Đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, ngày 30/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và nghe một số báo cáo quan trọng về tình hình quyết toán ngân sách nhà nước, công tác kiểm toán năm 2022. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

Kiến nghị tăng cường việc tái giám sát để đánh giá sự chuyển biến sau chất vấn và giám sát chuyên đề

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị, năm 2025 Quốc hội tiếp tục xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề để đánh giá sự chuyển biến sau chất vấn và giám sát chuyên đề. Đây là hình thức tái giám sát hiệu quả cao và là cơ sở cho các đại biểu đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát, về chất vấn và các lời hứa của các thành viên Chính phủ.

Mở rộng phạm vi, đối tượng để nâng cao hiệu quả giám sát

Cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đánh giá 2 chuyên đề giám sát được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình ra đều rất quan trọng, là vấn đề nóng, được nhân dân và cử tri quan tâm. Trong đó, một số đại biểu đề nghị Quốc hội giám sát chuyên đề về Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

'Nóng' vấn đề ô nhiễm, đề nghị Quốc hội giám sát tối cao về bảo vệ môi trường

Nhấn mạnh ô nhiễm môi trường đang là vấn đề 'nóng', được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm, đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 30/5, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình tóm tắt về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

'Vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao đang hết sức cấp bách'

Theo đại biểu Quốc hội, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định năng suất lao động, và năng suất lao động là chìa khóa cho sự thịnh vượng quốc gia.

Trình Quốc hội xem xét, chọn 1 chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2025

Sáng 30.5, tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

QUỐC HỘI XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ GIÁM SÁT TỐI CAO NĂM 2025

Sáng 30/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 2 chuyên đề để xem xét, lựa chọn 1 chuyên đề giám sát tối cao, liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC VỀ PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Nhiều ĐBQH cho rằng, cần có giải pháp tổng thể, toàn diện để phát huy lợi thế của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ dân số vàng. Việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là căn cứ thực tiễn tiếp tục thực hiện đột phá chiến lược về nội dung này trong nhiệm kỳ tới.

ĐBQH PHẠM TRỌNG NGHĨA: HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI CÓ NHIỀU ĐỔI MỚI, TÁC ĐỘNG NGAY TRONG QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT

Phát biểu thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Lạng Sơn nhận định hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời gian qua tiếp tục có nhiều đổi mới, nhờ đó đạt hiệu quả, kết quả tích cực. Nhiều hoạt động giám sát có tác động ngay trong quá trình giám sát như giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Giám sát về nguồn lực cho Covid và y tế cơ sở, y tế dự phòng…

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng đã quyết liệt chỉ đạo hoàn thiện thể chế

Về hoàn thiện thể chế, đại biểu Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng đã quyết liệt chỉ đạo công tác hoàn thiện thể chế, kịp thời ban hành nhiều văn bản quan trọng; tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết được khắc phục cơ bản.

Quốc hội thảo luận về cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành: Khả thi và thách thức

Trong phiên họp gần đây, Quốc hội đã thảo luận và tán thành chủ trương đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành với tổng mức đầu tư lên đến 25.540 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về khả năng thu hút nhà đầu tư, tiến độ góp vốn và nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đảm bảo tiến độ dự án.

Rà soát, bổ sung quy định, bảo đảm hiệu quả cao nhất khi thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi)

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thảo luận trước khi xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy với nhiều ý kiến đóng góp chất lượng, tâm huyết.

Ủng hộ Thủ đô có cơ chế đặc thù nhưng cần thận trọng, tránh xung đột với luật khác

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải có cơ chế đặc thù, đột phá để phát triển Thủ đô Hà Nội thành đô thị hiện đại; song cần rà soát kỹ lưỡng, thận trọng và đảm bảo không xung đột với quy định pháp luật khác.

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV: Đại biểu thảo luận về Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 28/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận.

Xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm tiêu biểu của cả nước về giáo dục đào tạo chất lượng cao

Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 7, chiều 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

ĐBQH góp ý các điều khoản chi tiết của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều 28/5, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị, cần rà soát kỹ các điều khoản trong Dự Luật để tránh xung đột với các quy định hiện hành.

Đại biểu Quốc hội lo khó thu xếp vốn xây cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Tán thành chủ trương đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành 25.540 tỷ đồng song nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn việc khó khăn thu hút các nhà đầu tư, tiến độ góp vốn cũng như nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đảm bảo tiến độ dự án. Vấn đề về giải phóng mặt bằng, vật liệu thi công cũng được các đại biểu lưu ý...

Bảo đảm nguồn vốn cho cao tốc Bắc – Nam, đoạn Gia Nghĩa – Nhơn Trạch

y là vấn đề được đề cập tại phiên thảo luận tổ về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 25/5.

Cần làm rõ cơ sở khoa học để quản lý hay cấm thuốc lá mới?

Trong Phiên giải trình mới đây, nhiều đại biểu cho rằng Quốc hội cần sửa Luật Phòng chống tác hại thuốc lá để cấm thuốc lá điện tử đối với trẻ em thông qua những can thiệp chức năng mạnh mẽ, hiệu quả.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua

Chiều mai (28-5), tại kỳ họp thứ bảy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Các đại biểu Quốc hội bày tỏ đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý và sự hoàn thiện của dự thảo Luật đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Khơi thông thể chế, tạo động lực tăng trưởng

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tập trung thời gian xem xét thấu đáo gần 40 nội dung, trong đó có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp với hàng chục dự án luật, dự án, dự thảo nghị quyết, quy phạm pháp luật, 15 nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát, các vấn đề quan trọng khác…

Kiến nghị giảm giờ làm trong khu vực tư nhân xuống 44 giờ/tuần

Công đoàn doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ xây dựng lộ trình giảm giờ làm trong tuần của lao động khu vực tư nhân từ 48 giờ xuống 44 giờ, tiến tới 40 giờ.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đại biểu thảo luận tại tổ về một số chủ trương đầu tư dự án và chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 25/5, tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tham gia thảo luận tại Tổ thảo luận số 13 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tham dự phiên thảo luận cùng tổ 13 có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Cần tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho địa phương tự quyết định

Để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho địa phương tự quyết định trong tổng nguồn vốn Trung ương phân bổ cho các nhiệm vụ cụ thể, từng năm cũng như trung hạn 5 năm.

ĐBQH nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư CTMTQG vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Đại biểu Quốc hội nhất trí cao điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng tiến độ giải ngân hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ chú ý tới tiến độ giải ngân, chất lượng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 vì thời gian của kế hoạch 5 năm 2021-2025 còn lại rất ít.

Bí thư Đắk Nông: Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ mở ra chương mới cho Tây Nguyên

Bí thư Đắk Nông Ngô Thanh Danh cho rằng, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được đầu tư và đi vào khai thác sẽ mở ra chương mới không chỉ cho Đắk Nông mà còn cho cả khu vực Tây Nguyên.

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư đã thực sự căn cơ?

Ủng hộ đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, song đại biểu Quốc hội băn khoăn hai nội dung đề xuất điều chỉnh chưa phải là căn cơ. Qua đó, đề nghị Chính phủ giải trình rõ hơn, nếu Chính phủ khẳng định hoàn toàn thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình thì Quốc hội cũng rất yên tâm và rất phấn khởi.

THẢO LUẬN TỔ 13: CẦN THIẾT PHẢI BỔ SUNG CÁC ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN KT-XH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 25/5, thảo luận tại Tổ 13 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang và Lạng Sơn về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ nhất trí với sự cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đồng thời ủng hộ việc mở rộng các đối tượng thụ hưởng của Chương trình.

THẢO LUẬN TỔ 13: TẠO ĐIỀU KIỆN KẾT NỐI LIÊN VÙNG ĐỂ TÂY NGUYÊN PHÁT TRIỂN TỪ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 25/5, thảo luận tại Tổ 13 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang và Lạng Sơn về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), các đại biểu nhất trí với sự cần thiết của dự án, khẳng định ý nghĩa vai trò của dự án cho sự phát triển vùng và kết nối liên vùng. Các đại biểu cũng lưu ý nhiều vấn đề cụ thể để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả nếu dự án được phê duyệt.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến thảo luận liên quan đến các luật về lưu trữ, cảnh vệ, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Sáng 24/5, tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tham gia thảo luận tại hội trường về Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Phân biệt rõ vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ

Chiều nay, 24.5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

THẢO LUẬN TỔ 13: RÀ SOÁT, LÀM RÕ CÁC LOẠI VŨ KHÍ THÔ SƠ QUY ĐỊNH TRONG LUẬT

Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Tại Tổ 13 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk và Hậu Giang, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật; ghi nhận dự án Luật được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, bảo đảm thể chế hóa cơ bản đầy đủ các nhóm chính sách khi đề nghị xây dựng luật; đồng thời góp ý về nhiều nội dung để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật bảo đảm chất lượng tốt nhất để có thể xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế

Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể về thúc đẩy tăng trưởng giai đoạn 2024-2025. Cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa, tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế của chúng ta trước những diễn biến khó lường của kinh tế và thương mại thế giới...

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV: Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác chống lãng phí, bình đẳng giới

Sáng 23/5, tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn tham gia thảo luận tại Tổ thảo luận số 13 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa, tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế trước những diễn biến khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.

Còn thủ tục hành chính không phù hợp, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân

Thảo luận tại Tổ sáng nay về tình hình KT - XH và NSNN năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, đa số đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình, đánh giá cao những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT - XH năm 2024 như Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã nêu.

Cân bằng mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát

Sáng 23-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác.

Cấm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử: Cần quy định chặt chẽ trong luật

Luật Đầu tư, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đều là những cơ sở pháp lý để các Bộ ngành tham mưu cho Chính phủ trong việc đề xuất phương án kiểm soát thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá điện tử (TLĐT).

Cần có hành lang pháp lý đối với thuốc lá mới trong khi chờ sửa luật

Tại 'Phiên giải trình trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng' diễn ra vào ngày 4/5 vừa qua tại Hà Nội, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nêu ra 4 lợi ích khi có hành lang pháp lý để kiểm soát các sản phẩm này trong khi chờ sửa Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) để chiến lược kiểm soát thuốc lá được toàn diện.

Quy định về đầu ra khi kết thúc cơ chế thử nghiệm

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện chủ yếu tập trung quy định đầu vào của cơ chế thử nghiệm mà chưa có quy định về đầu ra. Vì vậy, đề nghị xem xét bổ sung các quy định này trong dự thảo Luật.

Thường trực Ủy ban Đối ngoại họp mở rộng

Sáng 13.5, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Đối ngoại đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Anh). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến chủ trì cuộc họp.

Lý do đề xuất giảm giờ làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần

Kiến nghị giảm giờ làm đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần ở thời điểm này là phù hợp, bởi đây là nguyện vọng để công nhân có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Đề xuất giảm giờ làm việc: Cân nhắc đảm bảo tính khả thi

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu có thể giảm giờ làm bình thường để khu vực tư nhân bằng với khu vực công?