Còn hơn một tháng nữa mới tới lễ Giáng sinh, nhưng trên con phố Hàng Mã (phố Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đồ trang trí đã được bày bán, tấp nập cả một khu phố.
Đàn ông phố cổ cực kỳ chăm chỉ và khéo léo, đặc biệt với những nghề thủ công, như nghề gò hàn, may vá, cắt tóc, khâu giày dép, khắc con dấu... Chính nhờ họ, hồn cốt phố cổ vẫn còn được lưu giữ lại đến ngày nay... Hãy cùng ngắm một vài hình ảnh vui của đàn ông trên khắp phố phường Hà Nội.
Theo thời gian, Halloween dần trở thành một lễ hội được nhiều người Việt chào đón. Thị trường sản phẩm phục vụ dịp lễ này cũng ngày càng đa dạng từ phụ kiện trang trí đến các trang phục hóa trang...
Lễ hội Halloween 2022 rơi vào thứ Hai, tuy là ngày đầu tuần nhưng các bạn trẻ cũng đừng vì vậy mà bỏ lỡ nhiều địa điểm vui chơi giải trí trong ngày này.
Đại diện lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm bày tỏ quan điểm là xử lý dứt điểm những tồn tại như Chuyên trang Gia đình & Xã hội (Báo Sức khỏe & Đời sống) đã phản ánh.
Các tuyến phố Hà Nội những ngảy này rợp sắc cờ, băng rôn, pano, khẩu hiệu chào mừng 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Lượng khách đông đột biến, sức mua đồ chơi trung thu trên phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng tăng mạnh nhưng vẫn kém xa trước khi COVID-19 xuất hiện.
Còn gần một tháng nữa mới tới Tết Trung thu nhưng trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, không khí trung thu đã rất nhộn nhịp. Theo đánh giá của các tiểu thương, thị trường đồ chơi trung thu năm nay mẫu mã khá đa dạng, giá cả tăng hơn so với năm trước 10-20%, đồ thủ công trong nước chiếm nhiều ưu thế.
Những ngày này, các con phố chuyên bán đồ chơi trẻ em ở Thủ đô (như phố Chả Cá, Lương Văn Can, Hàng Cân và Hàng Mã) vẫn đìu hiu, vắng khách.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc nhập khẩu đồ chơi Trung Quốc trở nên khó khăn. Tuy nhiên, tại các cửa hàng đồ chơi trẻ em tại phố Hàng Mã, Hàng Cân, Lương Văn Can (Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) vẫn bày la liệt đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc. Đồ chơi của doanh nghiệp Việt Nam tưởng chừng có cơ hội phất lên nhưng vẫn chưa thành công.
Dù hoạt động kinh doanh đã phục hồi hơn trước nhưng nhiều cửa hàng trên các tuyến phố cổ vẫn đóng cửa vì vắng khách du lịch, nếu mở ra lại mất thêm nhiều chi phí…
Đã bước qua tuổi 80, con cái đều thành đạt, nhưng ngày ngày, bà Lê Thị Quyến (phố Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm) vẫn mở cửa hiệu, tiếp khách và kỳ cạch ngồi may áo bằng chiếc máy khâu cũ. Đã hơn bảy mươi năm bà Quyến gắn bó với chiếc áo dài truyền thống.
Tối mùng 2 Tết Nhâm Dần, quanh hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ ẩm thực nổi tiếng về đêm Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến – Hàng Bạc - Mã Mây của Hà Nội vắng vẻ trong giá rét.
Dịch vụ 'ông già Noel' tặng quà mùa Giáng này không hút khách như mọi năm, thay vào đó là hình thức tặng quà online và tổ chức lễ Giáng sinh trực tuyến.
Tối 11/11, nhiều người dân thủ đô chọn cách cổ vũ đội tuyển Việt Nam qua màn hình tivi tại nhà hoặc các hàng quán.
Tuy không phải là một ngày lễ truyền thống ở Việt Nam nhưng Halloween vẫn đang được giới trẻ ưa thích và thường tìm đến những địa điểm ma quái để thưởng thức không khí kinh dị đặc trưng.
Từ sáng 28-9, các cửa hàng kinh doanh thời trang tại Hà Nội được phép hoạt động trở lại, tuy nhiên, các tuyến phố chính của TP Hà Nội như: Kim Mã, Cầu Giấy, Hàng Bông, Hàng Bài, Chùa Bộc… vẫn trong tình trạng vắng vẻ; một số cửa hàng treo biển 'sang nhượng'.
Nhiều người cho rằng nếu như vào đêm Trung Thu, trong số những người đi chơi ở Hà Nội có lẫn những ca F0 thì nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao, dẫn đến mọi nỗ lực trong 2 tháng qua 'đổ sông, đổ bể.'
Tối 21/9, nhiều người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đến các khu vực nổi tiếng của thành phố để đón Tết Trung Thu, tạo ra nguy cơ lây nhiễm cao ngoài cộng đồng trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn phức tạp.
Ngay trong tối đầu tiên thực hiện nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 22 của UBND TP Hà Nội, nhiều người dân Thủ đô đã đổ ra đường, đến các khu vực nổi tiếng của thành phố để đón Tết Trung thu. Hiện tượng tập trung đông người như vậy tạo ra nguy cơ lây nhiễm cao trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp.
Nhiều điểm chốt chặn bằng hàng rào, lưới thép được tháo bỏ trong ngày đầu Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách.
Cũng do giãn cách kéo dài và ảnh hưởng của dịch, thị trường đồ chơi, bánh Trung thu năm nay ít sôi động. Hoạt động rước đèn cũng hạn chế, hầu hết được tổ chức online. Mặc dù thiếu các hoạt động tập trung ca hát ngoài trời; thiếu những tiếng tùng dinh rộn ràng với những đoàn người nối đuôi nhau đi trước đèn trông trăng…, nhưng hy vọng Trung thu 2021 vẫn ngập tràn ý nghĩa với các em trong không khí ấm cúng của gia đình và thực hiện 5K.Ngày Tết Trung thu mang ý nghĩa đoàn viên, gia tăng sự cố kết cộng đồng, nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hầu hết các hoạt động vui chơi, ca hát, rước đèn đều bị hạn chế. Hầu hết các gia đình đều tổ chức Trung thu tại nhà với khẩu hiệu 'Trung thu 5K, đoàn viên tại gia'. Mọi năm, những ngày này phố Hàng Mã (Hà Nội) nhộn nhịp, tưng bừng, tấp nập kẻ bán, người mua đồ chơi trung thu. Nhưng năm nay phố hàng mã thi thoảng mới có cửa hàng mở cửa phục vụ nhu cầu của khách hàng. So với mọi năm đồ chơi cũng không phong phú bằng do ảnh hưởng của dịch, người bán không nhập được hàng mà người mua cũng rất thưa thớt.Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, phố Hàng Mã những ngày này vẫn phải chốt chặn hạn chế người ra vào. Cũng như phố Hàng Mã, phố Lương Văn Can chuyên bán đồ chơi cho trẻ em cũng rất vắng vẻ, hầu như không có cửa hàng nào phục vụ trong những ngày này…. Nếu có thì cũng rất vắng khách. Cùng với thị trường đồ chơi, thị trường bánh trung thu năm nay cũng rất vắng khách. So với mọi năm lượng khách giảm hẳn, ngay cả với những thương hiệu nổi tiếng. Phố Thụy Khuê nổi tiếng với những cửa hàng bánh trung thu truyền thống những ngày này cũng rất vắng khách, không còn cảnh xếp hàng dài như mọi năm để mua bánh. Hy vọng dù còn nhiều khó khăn do dịch COVID-19 nhưng Trung thu 2021 vẫn ngập tràn ý nghĩa và rộn ràng tiếng cười của các em nhỏ.
Hôm nay, ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), khác với vẻ nhộn nhịp các năm trước, thị trường đồ chơi trẻ em dịp Quốc tế Thiếu nhi năm nay ế ẩm, đìu hiu, các chủ cửa hàng đợi khách trên các tuyến đường.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống. Điểm đặc biệt ở làng nghề này, là các nghệ nhân đi trước chủ yếu truyền lại nghề cho đàn ông, con trai trong gia đình, và truyền thống đó lưu giữ đến tận hôm nay.
Một số tấm ảnh còn lưu lại cho chúng ta thấy được phần nào không khí Tết Giải phóng cách đây đã 65 năm trước ở Hà Nội...
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến thị trường đồ chơi Tết thiếu nhi. Đồ chơi nhập ngoại năm nay có mẫu mã kém đa dạng hơn mọi năm và giá cả tăng cao do chi phí đầu vào tăng. Trong khi đồ chơi dân gian vẫn phong phú và giá cả ở mức chấp nhận được.
Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Trung thu, thị trường đồ chơi cho trẻ em bắt đầu sôi động. Nhưng giữa đông đúc và đa dạng các loại đồ chơi trên thị trường, để tìm được những mặt hàng đồ chơi thương hiệu Việt Nam thật không dễ. Nhiều người chợt chạnh lòng khắc khoải nhớ về một thời những đèn kéo quân, mặt nạ, đèn ông sao, tàu thủy... độc chiếm ở các phố bán đồ chơi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, do tình hình dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, nếu không có các chính sách kinh tế đủ mạnh, vượt hơn mức bình thường thì nền kinh tế khó phục hồi.
Vắng bóng du khách quốc tế, tình hình kinh doanh tại khu vực phố cổ trở nên ảm đạm. Hàng loạt cửa hàng phải gỡ biển hiệu, chờ sang nhượng, hoặc trả mặt bằng.
Doanh thu sụt giảm, hàng hóa ế ẩm, tiền thuê mặt bằng cao,... đã khiến nhiều cửa hàng trên phố cổ sầm uất của Hà Nội buộc phải đóng cửa chờ qua bão dịch
Nép sâu trong lòng phố cổ có người thợ may Lê Thị Quyến (SN 1941) đã dành gần trọn đời mình gắn bó với nghề may áo dài truyền thống.