Tính đến giữa tháng 4/2025, Hà Nội đã có 11 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Người dân khi đi khám bệnh không phải cầm theo nhiều giấy tờ chụp chiếu, xét nghiệm, bệnh viện cũng tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng in ấn mỗi năm.
Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam Trần Quý Tường cho rằng, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, cần có những giải pháp mang tính đột phá và triển khai đồng bộ.
Ngày 4/4, lực lượng chức năng quận Ba Đình, Đống Đa (Hà Nội) tiếp tục cắt điện, nước các hộ dân chưa chịu di dời, để lấy mặt bằng triển khai dự án Vành đai 1.
Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ 25/1 - 2/2), các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiếp nhận điều trị nội trú cho 11.352 trường hợp.
Vào thời khắc Giao thừa Tết Ất Tỵ, tiếng oe oe của 'chú rắn' nhỏ vang lên trong các phòng mổ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội. Cũng vào thời khắc năm mới đó, ở phương Nam ấm áp , 3 trẻ sơ sinh khác chào đời, trong niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ và ekip y bác sĩ trực...
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thông tin, vừa chào đón một bé gái khỏe mạnh nặng 3,2kg. Điều đặc biệt, em bé chào đời cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
Người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh ngoại trú 'trái tuyến' lên bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương được xếp cấp cơ bản sẽ được thanh toán 50% mức hưởng ghi trên thẻ BHYT, từ tháng 7/2026.
Chính sách 167 bệnh nặng, hiếm được lên thẳng bệnh viện cấp chuyên sâu, cơ bản áp dụng từ ngày 1/1 nhưng hiện Bộ Y tế, nhiều sở y tế chưa công khai danh sách xếp cấp khiến người dân bối rối.
6 tháng đầu năm 2024, ngành Y tế Hà Nội đã tiếp đón 46 đoàn chuyên gia y tế nước ngoài đến thăm, làm việc và chia sẻ kinh nghiệm.
Mô hình 'bệnh viện chị - em' mà Hà Nội triển khai thí điểm vài tháng qua đã bước đầu phát huy hiệu quả, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại tuyến cơ sở, đồng thời giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Thời gian qua, nhiều người kiến nghị ngành Y tế bỏ giấy chuyển tuyến bởi thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, gây bức xúc cho người dân.
Một bệnh nhân đột quỵ ở Ba Vì (Hà Nội) đã vượt qua lằn ranh sinh tử, nhờ được can thiệp kịp thời trong 'thời gian vàng' bằng cuộc điện thoại hội chẩn giữa 2 nhóm bác sĩ của 2 tuyến 'Bệnh viện chị - em'..
Tại giường bệnh, ông N. tươi cười, hóm hỉnh nói 'giờ cầm tiền không sợ tiền rơi nữa rồi' để đánh giá sự hồi phục sau cơn đột quỵ nhờ cuộc điện thoại kịp thời giữa hai nhóm bác sĩ.
Chỉ 80 bệnh viện gửi Bộ Y tế giá các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đang thực hiện để làm cơ sở xây dựng giá Thông tư 13. Trong khi cả nước có hơn 1.000 bệnh viện công, 135 bệnh viện hạng I trở lên.
Theo thông tin từ Bệnh viện (BV) Phụ Sản Hà Nội, các bác sĩ của BV vừa mổ đẻ thành công cho một sản phụ mang tam thai cùng trứng. Đây là một trường hợp mang thai tự nhiên rất hiếm gặp.
Thông tin từ Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội cho biết các bác sĩ vừa tiến hành gắp dị vật trong vùng kín của bé gái N. (5 tuổi, ngụ Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Đây trường hợp can thiệp khá phức tạp vì bệnh nhi này nhét nhiều dị vật nhỏ vào vùng kín.
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tiến hành gắp dị vật là các miếng xốp nhỏ, đầu bút, tay siêu nhân đồ chơi... từ vùng kín của bé gái 5 tuổi ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Tỷ lệ trẻ bất thường tại Việt Nam hiện nay là 2%, nếu không có sự can thiệp của sản khoa thì cứ 100 trẻ sẽ có 2 trẻ gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tật nguyền. Vì vậy, việc cứu được 2% trẻ rất có giá trị để nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam.
Chiều 9/11, Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội họp báo công bố một ca bệnh hiếm 'Lần đầu tiên phát hiện song thai cùng trứng nhưng khác nhau về kiểu hình và kiểu gen'. Đây cũng là ca song thai cực kỳ hiếm gặp được phát hiện trên thế giới.
Sau khi thăm khám nhanh, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ tử cung tại vị trí rau cài răng lược nên tiến hành các biện pháp cấp cứu.
Hà Nội hiện có gần 11.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, thành phố đang lập thêm khu điều trị các ca F0, trong đó có 164 ca nặng và nguy kịch, 145 ca thở oxy mask/gọng kính, 15 ca thở máy.
Ngày 15/12, Hà Nội ghi nhận 1.357 ca mắc COVID-19 - đây là số ca mắc cao kỷ lục nhất trong 24 giờ. Hiện Hà Nội có hơn 10.000 trường hợp F0 đang điều trị.
Hà Nội hiện có hơn 3.500 F0 đang điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động, chiếm 37% tổng số ca nhiễm COVID-19, tính tới hết ngày 14/12.
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nặng, co nguy cơ tử vong cao nếu không may nhiễm Covid-19. Bởi hệ miễn dịch bị suy giảm, gây phù nề, niêm mạc hô hấp, dẫn đến tổn thương nặng thành hô hấp trên.
Tối 31-5, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn số 175/SYT-NVY về hỗ trợ tỉnh Bắc Giang triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, gửi Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, 12 bệnh viện: Mắt Hà Nội, Mắt Hà Đông, Phục hồi chức năng, Tâm thần Hà Nội, Tâm Thần Mỹ Đức, Phổi Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Thận Hà Nội, Tim Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông, Bệnh viện 09 và 12 cơ sở y tế ngoài công lập.
Ngày 31/5, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn khẩn về việc hỗ trợ tỉnh Bắc Giang triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong công tác điều trị, khám chữa bệnh sản, phụ khoa. Mỗi chặng đường đi qua đều là những mốc son quan trọng ghi dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của BV, xứng tầm khu vực và quốc tế.
Đúng thời khắc giao thừa Tết Tân Sửu 2021, tại các bệnh viện trên cả nước đã đón những công dân đầu tiên của năm 2021.
Sản phụ mang song thai, được phát hiện bị tiền sản giật nặng từ tuần thứ 32 của thai kỳ. Tuy nhiên, sản phụ đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ sinh thành công ở tuần 35 của thai kỳ.
Ngày 11/1, Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội thông tin, BV đã lấy ra thành công khối u nặng 6,9kg trong khoang bụng của bệnh nhân ở quận Hoàn Kiếm.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện (BV) tuyến trên duy trì hội chẩn từ xa hằng tuần với BV tuyến dưới, đồng thời, tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hội thảo từ xa để nhiều BV tuyến dưới tham gia.
Ngày 25.10, sau lễ khai giảng, hơn 400 tân sinh viên đã chính thức trở thành thành viên của Khoa Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội. Tại lễ khai giảng, các em đã lắng nghe các thầy nhắn nhủ trước hành trang trở thành một bác sĩ, dược sĩ trong tương lai.
Bằng phương pháp truyền ối vào buồng tử cung, nhiều em bé đã chào đời khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ thai nhi tử vong trong bào thai do thiếu ối. Đây là biện pháp can thiệp sản khoa mới nhất và nhân văn của y học hiện nay.
Chắt chiu từng cơ hội để những sinh linh bé nhỏ thành hình hài lành lặn, lấy tiếng khóc con trẻ làm hạnh phúc cho đời. Niềm hạnh phúc vô bờ bến ấy cứ rong ruổi theo bác sĩ Nguyễn Thị Sim - Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội suốt hơn 10 năm qua.
Một tài xế xe ô tô đã nhiệt tình giúp đỡ, chở người phụ nữ đang mang bầu bị tai nạn giao thông trong đêm vào bệnh viện cấp cứu đang được dân mạng đồng loạt 'thả tim'.
Lên mạng xin các tài xế khác thông cảm vì phóng nhanh, tạt đầu khi đưa thai phụ bị nạn đi cấp cứu, anh Phú Trần khiến dân mạng xúc động, 'thấy tin yêu cuộc đời hơn'.
Không phải ngẫu nhiên người ta có câu nói 'gái chửa cửa mả', bởi khi vào phòng sinh không ai lường trước nguy hiểm gì có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia sản khoa, hiện tượng lượng nước ối giảm so với bình thường theo tuổi thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Việc phát hiện sớm tình trạng thiểu ối giúp cho quá trình điều trị tiên lượng tốt. Kỹ thuật truyền ối được xem như một kỹ thuật can thiệp bào thai để điều trị hiệu quả bệnh lý thiểu ối.
Thông tin từ Bệnh viện (BV) Phụ Sản Hà Nội, 17 nhân viên y tế tiếp xúc gần với BN 243 đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, 17 nhân viên này tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày theo quy định.
Ổ dịch Hạ Lôi đã có 10 ca nhiễm nhưng chưa xác định được F0, gây khó khăn trong việc kiểm soát, khoanh vùng dịch.