Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy các nhà sáng chế để tập trung vào việc phát triển những ý tưởng sáng tạo có tính bền vững, nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế và đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật vừa cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp bằng chỉ dẫn địa lý tại thị trường 'khó tính' Nhật Bản.
Ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đến nay có hơn 1.100 sản phẩm chủ lực địa phương được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong giai đoạn 2021 -2030, các sản phẩm chủ lực, nông nghiệp đặc thù tiếp tục được Bộ Khoa học và Công nghệ, các địa phương hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ, giúp tăng khả năng cạnh tranh.
Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, năm 2020, lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp nhận được vẫn tăng (1,7%), trong đó đơn sáng chế tăng 3,8%, đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 4,3%, đặc biệt là đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đạt mức cao nhất từ trước đến nay (24 đơn).
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực đã mở ra cơ hội cho các làng nghề Việt Nam trong việc phát triển hàng thủ công mỹ nghệ mang tính truyền thống. Đồng thời, cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp làng nghề phải đẩy mạnh liên kết, thay đổi quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mỗi sản phẩm hàng hóa.
Hiện nay, phát triển tài sản trí tuệ đang được người dân, cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Nhiều địa phương coi sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về SHTT chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.