Tỉnh Bình Thuận được biết đến là vùng trồng chuyên canh cây thanh long lớn nhất cả nước, sản lượng hàng năm trên 600.000 tấn, thu hút trên 30.000 lao động tham gia sản xuất. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm trở lại đây, giá thanh long xuống thấp, thị trường tiêu thụ bấp bênh, dẫn đến việc người dân đang quay lưng với loại cây từng giúp họ vươn lên làm giàu.
Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận vừa đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) khẩn trương rà soát các vùng trồng và cơ sở đóng gói dược liệu trên địa bàn tỉnh để chuẩn bị tốt cho việc đăng ký xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc về các quy định mới.
Trong 3 năm trở lại đây (2020- 2022), do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá thanh long xuống thấp, kéo theo thị trường tiêu thụ thanh long an toàn chưa ổn định. Điều này dẫn đến diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh giảm mạnh.
Không khí tết đến, xuân về đã náo nức khắp nơi, lòng người càng thêm rạo rực. Những chuyến xe chở hành khách từ TP. Hồ Chí Minh về quê cũng như đang hối hả trên suốt chặng đường. Trong tâm trí mỗi người đều mong nhanh chóng được gặp gỡ người thân, gia đình. Nhà xe nào cũng nêu cao trách nhiệm với từng hành khách, bởi những chuyến xe chở hàng, chở khách về quê như đang chở cả mùa xuân. Và trên suốt dọc những tuyến đường của Bình Phước, các cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông (CSGT) vẫn đang miệt mài thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát để những chuyến xe luôn đảm bảo an toàn.
Những ngày cuối năm, tiệc hội nghị tổng kết, liên hoan, tân gia, tất niên... diễn ra phổ biến khiến nhiều lái xe vi phạm nồng độ cồn. Trước thực trạng đó, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã sử dụng nhiều chiến thuật linh hoạt để xử lý nghiêm trường hợp điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu, bia.
Năm 2022, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tạo được những dấu ấn nổi bật. Đó là lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh tổ chức các đợt cao điểm ra quân tuần tra, kiểm soát, tập trung xử lý trường hợp xe cơi nới thành thùng, chở hàng quá tải trọng và lái xe vi phạm về ma túy, nồng độ cồn. Sự quyết liệt của ngành chức năng đã buộc các chủ phương tiện và lái xe phải tuân thủ pháp luật. Hàng trăm phương tiện đã được khôi phục kích thước ban đầu, hàng ngàn 'ma men' đã bị xử lý vi phạm, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn.
Hôm nay 9-1, Đảng bộ Công an tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Đại tá Bùi Xuân Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị.
Đó là một trong những nội dung được tập trung thảo luận tại hội nghị sơ kết chương trình sản xuất và chứng nhận thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, giai đoạn 2020- 2022 tại Bình Thuận, diễn ra ngày 6/1/2023.
Tỉnh Bình Thuận - 'thủ phủ' thanh long của Việt Nam vẫn đang chật vật với những khó khăn và nhiều người phá cây thanh long để chuyển đổi giống cây trồng khác. Hiện nay, diện tích thanh long trên toàn tỉnh đã giảm tới hơn 936ha. Trong lúc khó khăn như vậy, từ đầu năm 2022, tỉnh Bình Thuận đã tổ chức tìm hướng tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp và bà con nông dân.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện nay việc cấp nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2022 – 2023 khá thuận lợi. Các địa phương cần nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, lượng nước tại các hồ chứa trên địa bàn, có kế hoạch cân đối nguồn nước để bố trí sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Vài năm trở lại đây, nông dân trồng thanh long tại Bình Thuận gặp nhiều khó khăn do giá bán nông sản thấp. Trong khi đó giá vật tư đầu vào tăng cao, khiến nhiều hộ dân không có khả năng tái đầu tư, chăm sóc, buộc phá bỏ chuyển cây trồng khác. Đơn cử huyện Hàm Thuận Bắc - địa phương có diện tích lớn thứ 2 tại Bình Thuận đang là một thực tế cần nhìn nhận, tìm cách tháo gỡ.
Mặc dù nằm ở vùng có vị trí không thuận lợi, các trường học vùng cao vẫn đang nỗ lực hết mình từng ngày để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho các em học sinh.
Ngày 2/12, tại TP. Phan Thiết, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo 'Giải pháp chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất thanh long tại tỉnh Bình Thuận'.
Sáng nay 15-11, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh tổ chức lễ ra quân triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, những năm qua hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, thủy sản quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đều áp dụng và tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định. Các cơ sở có ý thức nâng cấp đầu tư nhà xưởng phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc theo dõi, ghi chép hồ sơ quản lý chất lượng ở một số cơ sở còn lúng túng, chưa đều.
Bài 2: Hành động vì tương lai nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, sản xuất gieo trồng năm 2022 của tỉnh trong điều kiện mùa mưa đến sớm và lượng nước tích tại các hồ đập đảm bảo. Do đó, nên thời gian xuống giống vụ hè thu và diện tích gieo trồng các loại cây trong vụ tương đối đạt so với kế hoạch. Tuy nhiên, diện tích sản xuất giảm so mọi năm, do một số khó khăn khác…
Ông Phan Văn Tấn- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản đến UBND huyện Hàm Tân, đề nghị địa phương khẩn trương chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và xã Tân Xuân theo dõi chặt diễn biến ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) tại hộ ông Phạm Quốc Bình (thôn Láng Gòn 2, xã Tân Xuân).
Sáng nay 16-9, tại hội trường Công an thành phố Đồng Xoài, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tập huấn các thông tư của Bộ Công an quy định nghiệp vụ đăng ký mô tô, xe máy cho công an 19 xã tiếp theo trong tỉnh đủ điều kiện đăng ký xe cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
Những năm gần đây, mã số vùng trồng (MSVT) và mã số cơ sở đóng gói (CSĐG) là một trong những tiêu chí bắt buộc phải có đối với một số nông sản xuất khẩu, nhất là các loại trái tươi như thanh long. Tại Bình Thuận, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 574 MSVT và 287 mã số CSĐG.
Sáng nay (14/9) tại TP. Phan Thiết, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức hội nghị tập huấn về thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại Bình Thuận.