Liên minh HTX Hà Tĩnh cùng 14 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác kết nối tiêu thụ sản phẩm, góp phần hỗ trợ các HTX phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhằm giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), cá nhân sản xuất nông nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường. Từ đó, giúp nông dân nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
Ngày 20/8, đoàn công tác Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án 61 tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ thực hiện Đề án 61 tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, nắm tình triển khai thực hiện Đề án tại huyện Yên Thủy.
Bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ, nguồn vốn tín dụng thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã tạo điều kiện, giúp hội viên, nông dân có vốn đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các địa phương.
Sáng 15-8, Đoàn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024 trên địa bàn tỉnh do ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng đoàn đã có buổi giám sát, đánh giá về thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên.
Thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế trong lĩnh vực bán lẻ, đây cũng là xu thế và cơ hội để người dân, hợp tác xã giải bài toán tiếp cận khách hàng mới, khách hàng ở xa để mở rộng thị trường cho nông sản.
Trên cơ sở nhìn nhận những khó khăn trong thực tiễn phát triển sản phẩm OCOP, Cà Mau xác định cần chú trọng hơn giải pháp phối hợp, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nhằm để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững.
Nhằm đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn, hằng năm, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế. Qua đó, không chỉ góp phần để các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất học tập, đổi mới quá trình sản xuất mà còn tạo cơ hội giao lưu, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, tạo lợi thế cho ngành nông nghiệp phát triển.
Với lợi thế bán hàng trên nhiều nền tảng trực tuyến, thành phố Sơn La đã triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội.
Đến nay, Đam Rông đã có 18 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, trong đó, có một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực đang được xây dựng nhãn hiệu tập thể. Huyện Đam Rông cũng đang nỗ lực để phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tăng cường hợp tác, quảng bá cho sản phẩm đã được công nhận.
Chiều 5/8, tại UBND xã Đại Minh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với huyện Yên Bình để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Các hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng cần phải đi vào thực chất, phù hợp với đặc thù của từng địa phương; hướng dẫn cho người dân tiếp cận theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu của người dân; tạo ra giá trị và lợi ích thiết thực.
Hơn 5 năm triển khai đồng bộ ở các huyện, thị xã, thành phố, Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Trong thời đại công nghệ số, thương mại điện tử (TMĐT) trở thành hình thức, xu hướng kinh doanh. Để doanh nghiệp (DN) hiểu đúng, đủ và thực hiện tốt pháp luật kinh doanh trên lĩnh vực này, ngành Thuế tỉnh không ngừng tuyên truyền, hỗ trợ các DN, tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh kê khai, nộp thuế trên sàn TMĐT.
6 tháng năm 2024, công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Lục Yên đạt nhiều kết quả tích cực trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Sáng 12/7, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Thời gian qua, Bưu điện TP Cà Mau đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hoạt động này góp phần vào việc xây dựng mạng lưới kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, nhà bán lẻ, tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho cả nông dân và doanh nghiệp.
Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Thời gian qua, TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã có những cách làm linh hoạt, sáng tạo trong chuyển đổi số, qua đó mang lại nhiều tiện ích cho CBCCVC và người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Thực hiện chuyển đổi số, huyện Bắc Yên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, mang lại cuộc sống tiện ích cho nhân dân.
Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa.
Đó là anh Phạm Ngọc Linh (sinh năm 1990), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng. Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, anh còn có nhiều hoạt động tích cực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, nâng cao thu nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã.
Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng và chính quyền, huyện Lục Yên đã có những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận, mở rộng thị trường, các sở, ngành, địa phương đã tăng cường hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cho doanh nhân, tập trung vào hỗ trợ thiết kế xây dựng tờ rơi, thông tin về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, tư vấn bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa... giúp doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm tới các bạn hàng.
Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Bảo Lâm triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Từ đó, khuyến khích hội viên (HV), nông dân phát huy tinh thần sáng tạo, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để đồng hành cùng Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, hằng năm, Hội Nông dân tỉnh đều bám sát các chỉ tiêu XDNTM của tỉnh để xây dựng các nội dung, nhiệm vụ liên quan. Hội đã triển khai các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo hướng thiết thực, cụ thể, có nội dung liên quan đến tiêu chí về thu nhập, môi trường, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, xây dựng hệ thống chính trị...
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt Chương trình OCOP) được triển khai trên địa bàn Tánh Linh với mục đích hướng tới thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân cũng như thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí 'Kinh tế và tổ chức sản xuất' trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Phát triển thương mại điện tử tăng trưởng nhanh đang đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực này.
Sở Công Thương Bắc Giang hy vọng, trong tương lai gần, nguồn nhân lực về thương mại điện tử sẽ trở thành tiền đề, mở ra cơ hội cho sự phát triển thương mại điện tử của Bắc Giang, từ đó, thúc đẩy kinh tế số, chuyển đổi số ngày càng phát triển.
Từ ngày 31/3/2024, sàn TMĐT Postmart chính thức được đổi tên thành sàn TMĐT Buudien.vn. Sàn được xây dựng nhằm giúp hộ sản xuất nông nghiệp kể câu chuyện về sản phẩm, từ quá trình gieo trồng, nuôi cấy tới khi thu hoạch và đóng gói sản phẩm.
Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Cùng với chú trọng phát triển số lượng, việc nâng chất lượng sản phẩm được quan tâm. Nhờ đó, nhiều mặt hàng thế mạnh của tỉnh có khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
Thông qua việc khuyến khích hội viên nông dân tích cực xây dựng các chi hội, tổ hội nghề nghiệp, đến nay, huyện Gia Lâm đã có thêm nhiều vùng chuyên canh, tập trung, những mô hình sản xuất, kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao.
Những năm qua, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động sâu rộng trong đời sống nhân dân, gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
Xác định sản phẩm nông sản đặc thù, chất lượng cao là thế mạnh để người dân trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, tỉnh thực hiện nhiều giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Trong đó, chú trọng phát triển các mô hình liên kết, tiêu thụ nông sản của đồng bào. Nhiều mô hình liên kết được hình thành, từng bước khẳng định hướng đi hiệu quả cho kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
Thời gian qua các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đã triển khai có hiệu quả nhiều nội dung hoạt động, từ đó trực tiếp hỗ trợ cán bộ, hội viên nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thời gian qua, huyện Gia Lộc (Hải Dương) quan tâm phát triển mô hình công dân số, góp phần giúp địa phương này đứng đầu bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp huyện năm 2023.
Chuyển đổi số được xác định có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và bền vững.