Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 12, nhiều nơi vùng rốn lũ Quảng Trị, Huế đang bị nước lũ chia cắt, dân di chuyển bằng thuyền, bò lên cầu tránh lụt.
Mưa lớn tại Thừa Thiên Huế đã khiến nhiều vùng thấp trũng bị ngập lụt, nhiều tuyến đường, khu dân cư tại TP. Huế… bị nước 'bủa vây'.
Nước lũ dâng cao trở lại, QL49B Thừa Thiên Huế ngập sâu nhiều đoạn, người dân di chuyển bằng thuyền; học sinh vùng thấp trũng nghỉ học…
Trong đợt mưa bão, lũ lụt vừa qua, Thừa Thiên-Huế là một trong số tỉnh, thành ở miền Trung chịu thiệt hại nặng về người và tài sản. Sau khi bão lũ đi qua, cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Công an các đơn vị, địa phương đóng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lực lượng Công an chính quy ở cơ sở đã cùng chung tay, góp sức giúp người dân khắc phục hậu quả bão lũ, sớm ổn định cuộc sống trở lại.
Đỉnh lũ lịch sử, nước lũ rút xuống bớt rồi lại lên… 20 ngày nay khiến người dân vùng 'rốn lũ' Thừa Thiên Huế, Quảng Trị chỉ biết 'kêu trời'.
Mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, lũ chồng lũ, bão chồng bão, gây không ít thiệt hại về tài sản, người và của, trong đó có cả hoa màu, của nông dân chuẩn bị thu hoạch thì bị ngập cả chục hecta.
Trong những lúc thiên tai, hoạn nạn, các cán bộ, chiến sĩ Công an chính quy đóng ở cơ sở đã phát huy tinh thần xung kích, nỗ lực ứng cứu, giúp đỡ người dân.
Tới sáng 23/10, tuyến Quốc lộ (QL) 1 qua Hà Tĩnh, Quảng Bình nước đã rút và thông tuyến trở lại sau nhiều ngày bị chia cắt bởi nước lũ.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa cho biết, các đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 7 đến 19-10 đã gây thiệt hại lớn cho hạ tầng đường sắt, đường bộ.
Tới sáng 22/10, vẫn còn nhiều tuyến đường qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế vẫn ngập sâu trong nước, nên chưa thể đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại, như Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 9…
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về các tuyến đường bị chia cắt, gây ách tắc giao thông do ngập nước, sụt lở ta luy âm, ta luy dương... trên các tuyến quốc lộ qua miền Trung đã được thông xe tạm đến sáng 22/10; đồng thời, cảnh báo tình trạng ta luy đất ngậm nước, có thể gây sụt lở, đổ tràn bùn, đất, đá... bất cứ lúc nào trên toàn tuyến.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam sáng 21-10, cho biết, cần hàng trăm tỷ đồng để khắc phục các điểm hư hỏng dọc tuyến quốc lộ khu vực miền trung do mưa lũ.
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của bão, lũ lụt, QL1 qua địa phận các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh gần như tê liệt, có nơi ngập đến 2,5m. Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, Tây, QL49 và QL49B đều bị chia cắt. Trong đó, đoạn qua Hà Tĩnh có 1 điểm và đoạn qua Quảng Bình có 11 vị trí ngập lụt. Hiện tại, đơn vị chức năng đang tổ chức chặn gác, hướng dẫn người và phương tiện không đi vào (trừ phương tiện cứu nạn).
Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị huy động tối đa nguồn lực, sẵn sàng khơi thông các tuyến đường đứt gãy do mưa lũ phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn.
Hàng loạt mảng bê tông lớn trên tuyến đường Quốc lộ 49B đoạn đi qua địa bàn xã Hương Phong (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) bị bong tróc, nằm ngổn ngang sau khi nước lũ rút xuống.
Tính đến sáng 10/10, tại TT-Huế có 24520 nhà bị ngập lụt từ 0,2-1,2m và cao hơn, 2.865 hộ dân đã được di dời; tiếp tục điều tiết hồ thủy điện...
Đến 8h30 sáng 10/10, QL1 BắcThừa Thiên Huế vẫn đang bị ngập nhiều đoạn gây ách tắc giao thông, đường sắt Bắc Nam đoạn Km 656 đang bị ngập sâu...
Hiện giữa biển Đông đang hình thành một vùng áp thấp, di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh thành áp thấp nhiệt đới. Nguy cơ lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung hiện hữu...
Đến tối ngày 7/10, tại Thừa Thiên Huế mưa to vẫn tiếp diễn, nước tại sông Hương vào lúc 19 giờ ngang mức báo động I là 1,50m. Nước sông Hương lên cao đã khiến mặt sàn cây cầu gỗ lim bị nhấn chìm.
Để xây dựng tuyến đường bộ ven biển từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các sở, ban ngành liên quan vừa có chuyến khảo sát, kiểm tra hiện trường và phương án quy mô đầu tư xây dựng toàn tuyến.
Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 128km, trong đó hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài 68km, rộng 1- 10km, tổng diện tích mặt nước 216km2, là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ kết nối các tỉnh trong khu vực ven biển miền Trung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch của địa phương.
Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế là tuyến đường chiến lược và động lực để phát triển kinh tế biển và đầm phá trong thời gian tới. Tuyến đường này cũng nhằm kết nối các tỉnh trong khu vực ven biển miền Trung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ góp phần kết nối các tỉnh trong khu vực ven biển miền Trung, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và du lịch.
Chính quyền xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) cho rằng, đặt hàng trăm chiếc lu dọc QL49B trồng hoa giấy vì 'chiếc lu mang chút đặc trưng của làng quê và là biểu tượng của sự tràn đầy'.
Bắt đầu từ sáng 21/3, các chốt kiểm soát y tế liên ngành trên địa bàn đã được tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào hoạt động nhằm giám sát chặt chẽ người và phương tiện đến tỉnh trong 24/24 giờ, đề phòng dịch Covid-19.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đang phối hợp với Sở Y tế triển khai rà soát các khách sạn, cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chí để vận động đón khách cách ly tập trung có thu phí, tiếp nhận những người có nhu cầu vào ở cách ly có trả phí để hưởng các gói dịch vụ cao theo yêu cầu.
Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL49B đoạn Thuận An - Tư Hiền - QL1A có tổng mức đầu tư gần 762 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước...