79 năm đã đi qua, bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) vẫn vẹn nguyên giá trị, là niềm hạnh phúc, tự hào của dân tộc. Trong niềm vui ngày tết Độc lập hôm nay, nhiều đảng viên được gắn thêm Huy hiệu Đảng trên ngực áo. Đảng viên Nguyễn Ngọc Thanh và Đỗ Xuân Trường thuộc Đảng bộ TP. Đồng Xoài là 2 trong nhiều đảng viên được trao tặng huy hiệu cao quý của Đảng dịp Quốc khánh 2-9-2024.
Lâu nay, khi nhắc đến chiến công vang dội của quân và dân Hoài Đức trong kháng chiến chống Mỹ, nhiều người thường nhắc đến chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng. Nhưng có một chiến thắng vang dội khác ít được nhắc đến hơn, đó là chiến thắng Hoài Đức – Đức Linh. Mới đây, Đài chiến thắng Hoài Đức - Đức Linh (thị trấn Đức Tài) đã được công nhận di tích cấp tỉnh đối với di tích lịch sử - cách mạng.
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những mất mát đau thương vẫn còn đó. Và ký ức về những đồng chí, đồng đội một thời vào sinh ra tử vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính năm xưa.
TP Bảo Lộc nằm ở cực Nam Tây Nguyên, xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi cuối dãy Trường Sơn; trong đó, ngọn Sepung ở phía Nam, làm cho Bảo Lộc mang dáng dấp một phố núi. Vào các buổi chiều tà, những áng mây lãng đãng sà xuống tận mái nhà của cư dân, mang vẻ huyền ảo, lung linh...
'Chúng tôi cứ ôm nhau ngồi khóc, một cảm giác dâng trào không gì diễn tả được', cựu Trung tá đặc công Nguyễn Đức Phúc kể lại khoảnh khắc xúc động trước thềm chiến thắng 30/4/1975.
Trong những ngày tháng 4 lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận thường nhớ về thời khắc thiêng liêng đó là chiến thắng ngày 19/4/1975 giải phóng thị xã Phan Thiết - Bình Thuận đã đi vào lịch sử như một dấu mốc chói lọi, làm thay đổi cục diện và tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Chiều 19/2, Đồn Biên phòng Roòn thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Lữ đoàn 414 - Quân khu VI, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trục vớt và di dời thành công một quả bom Mỹ còn sót lại dưới vùng biển Hòn La thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.
Một quả bom Mỹ thời chiến tranh còn sót lại dài hơn 1,6 m nằm dưới đáy vùng biển Quảng Bình vừa được ngư dân phát hiện khi đánh bắt hải sản.
Trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 do Thiếu tướng Du Trường Giang - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu 7 dẫn đầu đã thăm và chúc tết một số cán bộ lão thành và một số đơn vị tại tỉnh Lâm Đồng. Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng đã tham gia cùng đoàn.
Cựu trung tá đặc công Nguyễn Đức Phúc xúc động chia sẻ, ông cùng đồng đội đã ôm nhau khóc nghẹn, vui, buồn lẫn lộn trước thềm chiến thắng ngày 30/4/1975.
46 năm sau ngày giải phóng, những dấu tích chiến trường xưa nay đã phủ màu thời gian. Tuy nhiên, tinh thần ngày 19/4/1975 luôn bất diệt, khắc ghi trong tâm trí, con tim của các lớp người dân Bình Thuận. Để có ngày quê hương nở hoa độc lập, kết trái tự do các thế hệ cha ông đã cống hiến, hy sinh và rất nhiều người vĩnh viễn không trở về. Hồi tưởng lại quá khứ và nhìn về thành quả, sức bật của 46 năm kiên cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức. Hôm nay, cán bộ và nhân dân Bình Thuận tự hào đón những ngày tháng 4 lịch sử khi quê hương Bình Thuận đang trỗi dậy, vươn lên cùng đất nước.
Ngày 31/12, Đại tá Nguyễn Bình Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, đã đến thăm, chúc thọ Thiếu tướng Phạm Văn Kha, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu VI, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng.
45 năm sau ngày giải phóng, Bình Thuận được biết đến với một vùng đất đang trỗi dậy, hướng tới trở thành trung tâm năng lượng của cả nước; là điểm sáng trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975. Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận đã liên tục mở rộng diện tấn công địch, tạo thế, tạo lực để phối hợp quân chủ lực giành thắng lợi quyết định.
Chiến thắng 19/4/1975 giải phóng thị xã Phan Thiết (Bình Thuận) đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu mốc chói lọi, làm thay đổi cục diện và tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Mặc dù tuổi cao, sức khỏe không còn nhiều, nhưng những cán bộ, chiến sĩ, nhân viên từng chiến đấu, công tác tại Khu VI cũ đều lộ rõ sự vui mừng, xúc động khi thăm lại chiến khu xưa.