Sáng 13-5, ngọc nữ làng wushu Dương Thúy Vi và các VĐV wuhsu, rowing lần lượt đem về thêm 4 HCV nữa cho đoàn TTVN.
Ngày 28.2, tại Hà Nội, Tiểu ban Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Tổ chức SEA Games 31 đã tổ chức Hội nghị Truyền thông quốc tế SEA Games 31 lần thứ Nhất. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của đại diện Đại sứ quán các nước trong khu vực, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam và các quốc gia tham dự SEA Games 31 cũng như các cơ quan truyền thông quốc tế.
Ngày 18/11, Đại hội đại biểu Ủy ban Olympic Việt Nam nhiệm kỳ VI (2021-2026) diễn ra tại Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Hùng - bộ trưởng Bộ VHTTDL - được bầu làm chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam khóa VI.
Ngày 28-10, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về thể thao lần thứ 6 (AMMS) do Singapore chủ trì, được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Các Bộ trưởng cam kết sẽ hỗ trợ và đưa nhiều hơn các môn thể thao trong chương trình thi đấu của Olympic, Asiad vào SEA Games. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đại diện Việt Nam tham dự cuộc họp.
Kỳ Olympic Tokyo 2020 trắng tay khiến các nhà quản lý thể thao quyết tâm thay đổi định hướng đầu tư. Trong đó, việc đầu tiên là xác định lại các nhóm môn trọng điểm, đặc biệt là nhóm 1 nhằm hoàn thành những mục tiêu quan trọng mà thể thao Việt Nam đặt ra, dù đó là bài toán không dễ giải.
Hiện tại, ngành Thể thao đang xây dựng danh sách vận động viên (VĐV) trọng điểm trong năm 2022 nhằm phục vụ các mục tiêu lớn như SEA Games 31, ASIAD 19 và xa hơn là vòng loại Olympic năm 2024. Vấn đề vẫn là chọn đúng người để đầu tư và tìm ra cách đầu tư khoa học để đạt được mục đích, giúp bài toán VĐV trọng điểm có lời giải chính xác.
Trong lịch sử tham dự Olympic của thể thao Việt Nam, cử tạ là môn duy nhất có VĐV giành huy chương ở hai kỳ Olympic. Đến Olympic Tokyo 2020, trong khi cơ hội giành huy chương của các bộ môn khác khá mịt mù thì đội tuyển cử tạ lại khác...
Đến lúc này, thể thao Việt Nam đã có 17 vé dự Olympic Tokyo 2020, bao gồm cả những tấm vé trực tiếp và vé đặc cách. Được tham dự Olympic dù ở diện nào cũng mang đến những kỷ niệm đặc biệt với người trong cuộc, nhưng xét về nhiều mặt, việc giành vé trực tiếp vẫn là mục tiêu cao nhất trong hành trình hướng tới Olympic của thể thao Việt Nam.
Thể dục dụng cụ Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu có 2 vận động viên (VĐV) tham dự Olympic Tokyo 2020 sau khi VĐV Đinh Phương Thành giành vé trực tiếp. Với chàng trai đang thi đấu cho đội thể dục dụng cụ Hà Nội này, đây là thành quả xứng đáng sau nhiều năm cống hiến và luôn thể hiện nghị lực vượt khó.
Quyết định từ Liên đoàn Cử tạ thế giới vào cuối tuần qua đã giúp cử tạ Việt Nam thở phào nhẹ nhõm, kết thúc chuỗi ngày thắc thỏm chờ vé dự Olympic Tokyo 2020. Việc cả 3 đô cử Việt Nam cùng được trao vé tham dự Olympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản - diễn ra vào tháng 7 tới đã củng cố niềm tin đặt vào cử tạ Việt Nam tại đấu trường thể thao danh giá nhất thế giới.
Trong khi nhiều đội tuyển lỡ hẹn với các chuyến tập huấn và thi đấu quốc tế để chuẩn bị cho vòng loại Olympic Tokyo 2020 thì đội tuyển taekwondo lại khá ung dung bởi họ có một kế hoạch tỉ mỉ cùng sự hỗ trợ của doanh nghiệp. Bài học về xã hội hóa hoạt động thể thao của taekwondo Việt Nam đáng để phân tích, phổ biến rộng rãi.
Trong hai vận động viên (VĐV) giành tấm vé thứ 7 dự Olympic Tokyo 2020 của thể thao Việt Nam ở nội dung thuyền đôi hạng nhẹ môn rowing, có sự góp mặt của VĐV Hà Nội Đinh Thị Hảo. Kết quả ấy là động lực cho thể thao Hà Nội trong việc tìm nguồn VĐV từ các tỉnh, thành phố khác.
Việc tổ chạy tiếp sức hỗn hợp 400m không thể đến Ba Lan dự giải thế giới diễn ra vào đầu tháng 5 này khiến điền kinh Việt Nam hầu như không còn cơ hội đến Olympic Tokyo bằng suất trực tiếp. Như vậy, sau 2 kỳ Olympic liên tiếp được tham dự bằng vé trực tiếp, lần này nhiều khả năng điền kinh Việt Nam sẽ phải chờ suất đặc cách.
Cuối tuần trước, vòng loại Olympic Tokyo khu vực châu Á của môn vật đã diễn ra tại Kazakhstan mà không có đội tuyển vật Việt Nam dù đó là giải đấu được chờ đợi nhất của vật Việt Nam trong hành trình chinh phục tấm vé tham dự Olympic. Đội tuyển vật Việt Nam chỉ còn một giải đấu cấp độ thế giới để tranh vé đến Nhật Bản. Với thực lực của các đô vật Việt Nam, tấm vé dự Olympic Tokyo 2020 đang ngày càng xa tầm tay đội tuyển.
Chiều 16-4, Giải vô địch bắn súng trẻ quốc gia năm 2021 đã khai mạc tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội. Giải đấu do Tổng cục Thể dục - Thể thao, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam phối hợp tổ chức.
Ngày 10-4, Đại hội Liên đoàn Bóng chày và bóng mềm Việt Nam (VBSF) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2025 đã được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 23 thành viên. Ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục thể thao, được bầu làm Chủ tịch VBSF.
Bóng bàn Việt Nam đang hướng đến mục tiêu giành 2 Huy chương vàng (HCV) tại SEA Games 31 diễn ra tại Việt Nam vào cuối năm nay. Đó là mục tiêu khó thực hiện trong bối cảnh lực lượng của đội tuyển Việt Nam có nhiều điểm không bằng một số đội tuyển khác trong khu vực. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị nghiêm túc, khiêm tốn 'biết mình biết người', hy vọng rằng đội tuyển bóng bàn Việt Nam sẽ tạo đột biến, hoàn thành chỉ tiêu khó này.
Ngay sau vòng 1 Giải bóng chuyền nữ vô địch quốc gia 2021 diễn ra vào tháng 4 tới, đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia sẽ tập trung để chuẩn bị cho SEA Games 31. Đến lúc này, danh tính huấn luyện viên (HLV) đội tuyển chưa được công bố. Nhưng dù là ai thì sức ép cũng nặng nề, nhất là khi phải bảo đảm giành ít nhất là Huy chương bạc tại sự kiện thể thao lớn của khu vực ngay tại Việt Nam.
Dù đã nỗ lực trong nhiều năm qua nhưng ngành Thể thao vẫn chưa giải được bài toán kiểm tra, xử lý việc sử dụng chất cấm (doping) tại các giải đấu trong nước. Vì thế, vừa qua, thông tin ngành Thể thao có phương án kiểm tra doping tại các giải vô địch và giải trẻ quốc gia kể từ năm 2021 theo các phương thức ngẫu nhiên, đột xuất... được xem là dấu mốc quan trọng trong việc lấp khoảng trống về phòng, chống doping.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều giải đấu thể thao cũng như kế hoạch tập huấn đã không thể thực hiện. Trong khi đó, thời gian từ nay đến Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) được tổ chức vào năm 2021 tại Việt Nam không còn nhiều. Để hướng tới sự kiện quan trọng này, Đội tuyển bắn súng Việt Nam đang tích cực chuẩn bị lực lượng, trong đó tập trung trao cơ hội cho lứa vận động viên trẻ.
Tại Giải điền kinh trẻ quốc gia 2020 kết thúc vào tuần trước, đội đi bộ đã đóng góp 1 Huy chương vàng để giúp đoàn Hà Nội giành ngôi nhất toàn đoàn. Đó là một ví dụ cụ thể cho thấy thành quả của hướng đi đã được Điền kinh Hà Nội lựa chọn từ nhiều năm qua, để nội dung đi bộ trở thành 'đặc sản' mới.
Nhiều năm qua, thể thao thành tích cao của Hà Nội luôn duy trì ổn định vị thế dẫn đầu cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn 2015-2020, thể thao thành tích cao Hà Nội tiếp tục vững vàng trong vai trò trụ cột của thể thao Việt Nam trên các đấu trường quốc tế, với những thành tích đáng tự hào, góp phần nâng tầm vị thế của Thủ đô.
Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhiều chuyên gia, huấn luyện viên (HLV) ngoại không thể sang Việt Nam, nên phải ứng dụng công nghệ để huấn luyện trực tuyến, nhưng rõ ràng là hình thức này không thể thay thế phương pháp huấn luyện trực tiếp, nhất là với những môn thi đấu đối kháng.
Ngay sau SEA Games 30-2019, thể thao Việt Nam tiếp tục chuẩn bị cho SEA Games 31-2021, sẽ diễn ra tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác. Vấn đề được quan tâm hiện nay là số môn, số nội dung thi đấu phải bảo đảm hài hòa giữa các đoàn tham dự, nhằm tạo sân chơi công bằng, sòng phẳng và để lại hình ảnh đẹp về công tác tổ chức SEA Games của Việt Nam.