Ngày 19/3, lãnh đạo đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ thông báo đã đạt được thỏa thuận để duy trì nguồn tài chính cho Chính phủ đến hết tài khóa (bắt đầu từ tháng 10/2023), qua đó khởi động việc hoàn thiện và thông qua dự luật nhằm tránh nguy cơ Chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.
Chia rẽ sâu sắc trong đảng Cộng hòa khiến Hạ viện Mỹ chưa thể bầu được lãnh đạo mới. Trước thềm vòng bỏ phiếu thứ 3 bầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nhiều lựa chọn vẫn đang được các thành viên Đảng Cộng hòa cân nhắc, bao gồm cả lựa chọn với ông Trump.
Dự luật tăng mức trần nợ công thêm 2.500 tỷ USD, lên mức 31.400 tỷ USD đã được Quốc hội lưỡng viện Mỹ thông qua, trong nỗ lực ngăn chặn kịch bản Chính phủ vỡ nợ. Vấn đề gây tranh cãi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã tạm thời được giải quyết, song nền kinh tế số một thế giới vẫn cần một giải pháp dài hạn để tránh đẩy chính phủ vào những rủi ro khó lường.
Hãng tin Bloomberg ngày 13/11 dẫn một nguồn thạo tin yêu cầu giấu tên tiết lộ chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phản đối kế hoạch nâng cao sản lượng chip của Tập đoàn Intel tại Trung Quốc do lo ngại về vấn đề an ninh, qua đó bác bỏ đề xuất giải quyết tình trạng thiếu hụt chip ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Với 50 phiếu thuận và 48 phiếu chống, Thượng viện Mỹ sáng 8/10 (giờ Việt Nam) đã phê chuẩn dự luật tạm thời nâng mức trần nợ công của chính phủ liên bang, qua đó tránh nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này. Theo dự luật, mức trần nợ công 28.400 tỷ USD của Mỹ hiện nay sẽ tăng thêm 480 tỷ USD.
Tổng thống Biden cho biết vẫn cần xem xét có nên đưa việc công nhận tư cách công dân Mỹ cho người nhập cư thế hệ 'Dreamer' vào dự thảo ngân sách trị giá 3.500 tỷ USD hay không.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại phiên họp chung của Quốc hội Mỹ, tối 28-4 (theo giờ Mỹ), tức sáng 29-4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Joe Biden thông báo, Mỹ đang một lần nữa tiến lên, biến khủng hoảng thành cơ hội. Bài phát biểu này cũng đánh dấu 100 ngày ông Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, lãnh đạo nhiều nước châu Âu đang đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) nhanh chóng hành động để bảo đảm nguồn cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19, trong đó có việc cấp phép cho vắc-xin của Công ty Johnson & Johnson. Trước đó, Chủ tịch EC V.Lây-en thừa nhận EU đã đánh giá thấp những vấn đề phát sinh từ việc sản xuất vắc-xin số lượng lớn, mà chỉ tập trung vào việc liệu có vắc-xin hay không. Do đó, EU đang tụt hậu trong việc bảo đảm nguồn cung vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân.
Ngày 11/1, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép ban bố tình trạng khẩn cấp đối với thủ đô Washington, có hiệu lực tới ngày 24/1.
Quốc hội lưỡng viện Mỹ đã xác nhận ứng viên tổng thống Joe Biden giành chiến thắng trước tổng thống Trump, chính thức trở thành nhà lãnh đạo kế tiếp của nước Mỹ, sau một loạt sự cố chết người, khi đám đông ủng hộ ông Trump đổ vào tòa nhà quốc hội ở đồi Capitol, thủ đô Washington.
Sau khi bị đình lại khoảng 1 năm trước, dự án 'Dòng chảy phương Bắc 2' đưa khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức theo kế hoạch sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, Mỹ tiếp tục hối thúc Đức và Liên minh châu Âu (EU) ngừng dự án vì coi đây là 'công cụ chính trị' của Moscow.
Dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức mang tên Dòng chảy phương Bắc 2 đã bắt đầu được nối lại hoạt động sau gần 1 năm bị đình trệ bởi nhiều lý do. Trong đó, phải kể đến việc Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với dự án này vì cho rằng, nó có thể là công cụ chính trị của Moskva, tiềm ẩn nguy cơ gây chia rẽ châu Âu.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 20/10 thông báo ngân hàng trung ương sẽ hoàn trả các khoản tiền chưa sử dụng được phân bổ cho các chương trình cho vay khẩn cấp.
Ngày 20/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã lên tiếng bảo vệ quyết định không gia hạn một số chương trình cho vay khẩn cấp.
Trong bối cảnh các nghị sĩ đảng Dân chủ cáo buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hủy hoại nền kinh tế, ngày 20/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã lên tiếng bảo vệ quyết định không gia hạn một số chương trình cho vay khẩn cấp mà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) triển khai nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Mỹ tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày 25/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc quốc hội lưỡng viện nước này nhanh chóng thông qua dự luật trị giá 2.000 tỷ USD nhằm hỗ trợ và kích thích nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Theo dự kiến, hôm nay 26-3, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm thảo luận về tác động của đại dịch Covid-19 và việc sử dụng hơn 811 tỷ USD từ quỹ cứu trợ do Đức đề xuất.
Luật mới do Tổng thống Donald Trump ký ban hành có nội dung cấm các công ty viễn thông Mỹ sử dụng quỹ liên bang để mua thiết bị viễn thông từ các công ty được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, chẳng hạn như Huawei của Trung Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 12/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật 'Mạng viễn thông an toàn và đáng tin cậy' đã được Quốc hội thông qua trước đó.
Thẩm phán Amos Mazzant của Mỹ đã đưa ra phán quyết Mỹ có quyền hạn chế các cơ quan liên bang mua thiết bị công ty công nghệ Trung Quốc.
Một thẩm phán liên bang tại Texas (Mỹ) ngày 18.2 đã bác bỏ đơn kiện của tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei (Trung Quốc), khi cáo buộc một đạo luật Mỹ hạn chế khả năng của họ trong việc kinh doanh với các cơ quan liên bang và nhà thầu Mỹ.
Một thẩm phán liên bang tại Texas (Mỹ) ngày 18/2 đã bác bỏ đơn kiện của tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc cáo buộc một đạo luật Mỹ hạn chế khả năng của tập đoàn này trong việc kinh doanh với các cơ quan liên bang và nhà thầu Mỹ.
Thông điệp Liên bang 2020 của Tổng thống Donald Trump đã phản ánh cuộc đấu sát ván giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới. Sự căng thẳng giữa hai chính đảng ở Mỹ là kết quả nhiều tháng xung đột về cuộc điều tra xem xét bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump.
Việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ xé Thông điệp Liên bang 2020 của Tổng thống Donald Trump đã phản ánh cuộc chiến chính trị tàn khốc giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới. Sự căng thẳng giữa hai chính đảng ở Mỹ là kết quả nhiều tháng xung đột về cuộc điều tra xem xét bãi nhiệm ông Trump.
Tiến trình luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Thượng viện và ngân sách tài trợ cho chính phủ hoạt động là 2 trong số những vấn đề lớn sẽ làm đau đầu giới lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ngay khi Quốc hội lưỡng viện Mỹ trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ kéo dài vào đầu năm nay.
Ngày 21/11, với 74 phiếu thuận và 20 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu trong ngắn hạn giúp ngăn chặn Chính phủ bị đóng cửa một lần nữa.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua gói bán vũ khí cho Đài Loan trị giá ước tính 2,2 tỷ USD, Reuters dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay. Thương vụ mua bán này bao gồm việc chuyển giao xe tăng M1A2T Abrams, tên lửa vác vai Stinger và các thiết bị liên quan. Diễn tiến này chắc chắn khiến Trung Quốc phản đối.
Dù có điều kiện tiên quyết hay không, Iran nhất quyết không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân đã ký với Mỹ và các cường quốc khác năm 2015. Với Tehran, nếu đàm phán với chính quyền Mỹ hiện nay thì chính quyền kế tiếp sẽ tìm cách hủy bỏ.