Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngành công nghiệp đường Thái Lan đang lâm vào tình thế khó khăn khi Trung Quốc - thị trường nhập khẩu chủ lực - đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ baht (tương đương 29,5 triệu USD).
Các nhà sản xuất mía đường của Thái Lan đang chứng kiến sản lượng mía nghiền thấp nhất trong hơn 13 năm. Dự báo mới nhất cho biết sản lượng mía đường trong niên vụ 2023-2024 của nền kinh tế này chỉ đạt 7,5 triệu tấn.
Sản lượng đường của Thái Lan – quốc gia sản xuất đường lớn thứ 3 thế giới - trong mùa vụ này có thể thấp hơn dự kiến trong bối cảnh thời tiết khô hạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mía.
Các công ty xuất khẩu lo lắng việc chính phủ phân loại đường là hàng hóa bị kiểm soát sẽ khiến thời gian giao hàng kéo dài hơn, gây mất uy tín.
Các nhà sản xuất và xuất khẩu đường của Thái Lan cho biết, xuất khẩu đường của nước này có thể phải đối mặt với sự chậm trễ trong năm tới sau khi chính phủ đưa ra các biện pháp mới để bảo vệ nguồn cung nội địa và ngăn chặn buôn lậu.
Triển vọng mía đường của Thái Lan đang xấu đi khi các nhà máy tinh luyện của nước này đang phải đối phó với những tác động của các quy định xuất khẩu mới được công bố trong tuần này.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa tuần giao dịch 4 - 11/9, giá đường 11 tiếp tục khởi sắc với mức tăng gần 3% so với tham chiếu.
Sản lượng đường của Thái Lan có thể sẽ giảm gần 20% trong vụ thu hoạch sắp tới do hạn hán nghiêm trọng, điều này sẽ tiếp tục thắt chặt thị trường đường toàn cầu.
Lượng đường xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 được dự báo sẽ giảm mạnh gần 50% so với năm 2019 do thiếu hụt nguồn cung đường.