Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 (Lễ hội), Tổ chức xác lập kỷ lục Việt Nam xác nhận trình diễn Nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam. Ngành chức năng tỉnh đã có sự chuẩn bị chu đáo cho sự kiện này.
Sáng ngày 2/10, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh đoàn Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn cho cán bộ đoàn cấp cơ sở năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Thị Ngọc Diễm - Bí thư Tỉnh đoàn; đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy và 136 đại biểu là cán bộ đoàn cấp cơ sở.
Bảo tồn hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với lan tỏa giá trị, phát triển thành sản phẩm du lịch là một trong các giải pháp được các địa phương thực hiện.
Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Đom Lơng Neák Tà vào thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa (sau lễ Chol Chnam Thmây) để cầu mưa, cầu mùa màng tươi tốt, con người mạnh khỏe, bình an.
Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Đom Lơng Neák Tà vào thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa (sau lễ Chol Chnam Thmây) để cầu mưa, cầu mùa màng tươi tốt, con người mạnh khỏe, bình an.
Múa Rom Vong (điệu múa lâm thôn) không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong các buổi sinh hoạt tập thể, mà còn là bộ môn nghệ thuật gắn với đời sống, văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Hiện, tỉnh Sóc Trăng có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhằm định hướng đưa loại hình nghệ thuật này, gắn với phát triển du lịch.
Ngày 27/11, tại thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ 15 năm 2023. Ngày hội đã trở thành một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần đoàn kết đại dân tộc và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Khmer.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang được tổ chức hằng năm vào thời điểm Lễ hội Ok Om Bok, khi vừa kết thúc vụ mùa.
Sáng ngày 27/11, tại huyện Gò Quao, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer lần thứ 15 năm 2023 vào dịp Lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bào Khmer.
Người Khmer có nền văn hóa nghệ thuật đa dạng, độc đáo, phát triển lâu đời. Đặc biệt, múa rom vong (hay múa lâm thôn) là một thực thể văn hóa quan trọng trong đời sống các dịp lễ, tết, các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer: Lễ hội Ok Om Bok, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Dolta... Ngày 20/12/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 4602/QĐ-BVHTTDL công nhận và đưa nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm gần 30% dân số. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer rất phong phú, đa dạng, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Khmer.
Thành phố Sóc Trăng xinh xắn, ấm áp như bàn tay Phật nằm giữa những dòng sông bao quanh. Có một hợp lưu ba con sông ở trung tâm thành phố nối với sông Hậu chạy ra biển Đông. Sóc Trăng mang âm hưởng huyền diệu bởi tiếng chuông chùa luôn ngân nga khi hoàng hôn ửng hồng.
Tiết mục hơn 2.000 cháu thiếu nhi tham gia múa Rom Vong tại Sóc Trăng sẽ được đề xuất xác lập kỷ lục.
Lễ bế mạc Liên hoan Búp sen hồng các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Nam lần thứ 26 năm 2023 tại tỉnh Sóc Trăng vừa diễn ra tối qua, 28-6 với sự tham gia của hơn 2.000 em thiếu nhi đến từ 41 đoàn nghệ thuật thiếu nhi.
Hơn 2.000 các cháu thiếu nhi tại Liên hoan Búp sen hồng khu vực phía Nam lần thứ 26 đã đồng diễn điệu múa Rom Vong truyền thống của đồng bào Khmer.
Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Sóc Trăng luôn xác định bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Khmer. Với lịch sử lâu đời, người Khmer ở Sóc Trăng đã kết tinh nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, từ các loại hình nghệ thuật, tới văn hóa tín ngưỡng, văn hóa lễ hội…
Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển, nhiều di sản văn hóa, trong đó có những điệu múa truyền thống ở vùng đất phương Nam được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ.
Sau Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, 1 năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai toàn diện nhiều hoạt động về văn hóa và đạt được những kết quả cụ thể, nhất là việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản, di tích lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tối ngày 27/4, tại TP. Sóc Trăng, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng (tháng 4/1992 - tháng 4/2022), đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP. Sóc Trăng là đô thị loại 2.
Âm nhạc truyền thống dân gian Khmer mang nét đặc trưng rất riêng. Khi dàn nhạc ngũ âm (Pinpeat) cùng tấu lên một bản nhạc sẽ tạo ra sức thu hút lạ thường. Tại chùa Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh có một ban nhạc như thế. Điều cuốn hút còn vì thành viên của ban nhạc đều là học sinh người Khmer.
Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng có nhiều bước chuyển mới, vươn xa tới thị trường các tỉnh miền Trung, miền Bắc, hình thành nhiều sản phẩm, mô hình du lịch mới phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế đặc trưng của tỉnh
Ghe ngo của đương kim vô địch chạy song song với đối thủ trên suốt đường đua 1,2 km nhưng bị vượt qua tại điểm đích của vòng tứ kết.
Tối 30/10, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Kỷ niệm 100 năm hình thành phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê.
Tại lễ kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu Dù kê, tỉnh Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao 3 bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.