Cả ba chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đều giảm trong tuần qua, với chỉ số S&P 500 giảm 1,38%, chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,51% và chỉ số Dow Jones giảm 0,16%.
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đều giảm điểm trong phiên giao dịch 31/10 khi các nhà đầu tư chú ý đến kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn và thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Hãng xe tự hành WeRide của Trung Quốc đã niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq với giá cổ phiếu tăng gần 6,8%; trong khi nhà vận hành xe tự lái Pony.ai cũng đã nộp hồ sơ niêm yết lên Nasdaq.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch đầu tuần khởi sắc khi các chỉ số chính đồng loạt tăng điểm.
Ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch 24/10.
Chứng khoán Mỹ chốt phiên 22/10 khá ổn định, riêng chỉ số Nasdaq Composite tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi những diễn biến của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Ngày 21/10, các nhà phân tích trong ngành tại đây đã nêu rõ sự tách biệt sâu sắc hơn giữa thị trường chứng khoán Hàn Quốc và Mỹ.
Các chiến lược gia tại ngân hàng UBS mới đây dự báo chỉ số S&P 500 sẽ đạt 6.600 điểm vào cuối năm 2025, tăng khoảng 13% so với mức hiện tại, nếu kinh tế Mỹ 'không hạ cánh'.
Theo đánh giá từ các chiến lược gia ngân hàng Goldman Sachs Group Inc, cổ phiếu Mỹ khó có khả năng duy trì đà tăng vượt bậc như trong thập kỷ qua, khi các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản khác, như trái phiếu, để tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn.
Trong phiên giao dịch 21/10, hai chỉ số chính trên Phố Wall rời khỏi mức cao kỷ lục do đà tăng của lợi suất trái phiếu.
Phiên 21/10, hai chỉ số chính trên Phố Wall rời khỏi mức cao kỷ lục
Các thị trường chứng khoán trên toàn cầu đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 18/10 trong bối cảnh nhà đầu tư đánh giá dữ liệu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tốt hơn dự kiến, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất và kết quả kinh doanh khỏe mạnh của các doanh nghiệp Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ phần lớn tăng điểm trong phiên giao dịch 17/10 khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất.
Những người biểu tình bao vây bên ngoài Sàn giao dịch chứng khoán New York ở Manhattan, kêu gọi chấm dứt việc các công ty sản xuất vũ khí như Raytheon và Lockheed Martin trục lợi từ chiến tranh.
Trong phiên giao dịch 10/10, chứng khoán Phố Wall đi xuống khi những dữ liệu kinh tế ảnh hưởng mạnh tới dự đoán về các quyết định chính sách tiền tệ sắp tới của Mỹ.
Bà Kathleen Brooks, Giám đốc nghiên cứu tại XTB, nhận định các thị trường tài chính hầu hết đang trong tâm lý e ngại rủi ro, trong bối cảnh Trung Quốc không công bố thêm các gói kích thích kinh tế.
Trong phiên giao dịch 2/10, chứng khoán Mỹ đã có những biến động mạnh trước khi kết thúc phiên với mức tăng nhẹ, giữa bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi tình hình căng thẳng tại Trung Đông và số liệu về thị trường việc làm.
Vụ tấn công tên lửa của Iran vào Israel đã gây ra những biến động mạnh trên thị trường tài chính và năng lượng toàn cầu. Tâm lý hoảng loạn nhanh chóng lan rộng khi các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ chiến tranh toàn diện tại Trung Đông, làm các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm mạnh, trong khi giá dầu tăng vọt.
Thị trường chứng khoán Âu -Mỹ đi ngược chiều trong phiên 30/9 dù cho cùng chịu tác động từ nhóm cổ phiếu ngành công nghiệp ô tô.
Chốt phiên 27/9, chỉ số Dow Jones chạm mức cao kỷ lục, khi số liệu lạm phát của Mỹ làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay hạ lãi suất tại cuộc họp vào tháng 11 tới.
Trong tháng Tám, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát được Fed ưu tiên theo dõi, đã tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức 2,5% của tháng Bảy.
Thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong năm nay sau gần hai năm giảm sút khi mối lo ngại về suy thoái kinh tế dịu bớt và giá cổ phiếu phục hồi.
Gói kích thích kinh tế mạnh tay mới được Trung Quốc công bố đã tác động tích cực tới thị trường, song các nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ đợi các chỉ số kinh tế và dấu hiệu về việc cắt giảm lãi suất.
Khép phiên 24/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,2% lên 42.208,22 điểm, xác lập đỉnh mới lần thứ tư liên tiếp, còn chỉ số S&P 500 tiến 0,3% lên 5.732,93 điểm.
Sau khi leo lên mức kỷ lục ngày 19/9, các chỉ số chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên cuối tuần (ngày 20/9) với mức điểm gần như giữ nguyên.
Trong phiên 19/9, các chỉ số chứng khoán trên Phố Wall lập kỷ lục mới sau quyết định hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch 18/9 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm.
Các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu phản ứng mạnh trong phiên 16/9 khi các nhà đầu tư thận trọng trước dự báo về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kể từ năm 2020.
Một số dữ liệu được công bố trong tuần cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát, mang lại động lực cho thị trường chứng khoán toàn cầu.
Kết thúc phiên 9/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,2% lên 40.829,59 điểm, chỉ số S&P 500 cũng tăng 1,2% lên 5.471,05 điểm, trong khi Nasdaq Composite tiến 1,2%, kết thúc ở mức 16.884,60 điểm.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã bổ sung khoảng 142.000 việc làm trong tháng 8/2024, tăng so với tháng 7/2024 nhưng thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích.
Kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 5/9, các chỉ số chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 28/8, trước khi Nvidia công bố báo cáo tài chính hàng quý - sự kiện thu hút mối quan tâm chính của các nhà đầu tư trong tuần này, khi có thể tạo ra động lực mới hoặc làm mất đà phục hồi nhờ sự lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI).
Thị trường chứng khoán hầu như không biến động trong phiên 27/8 khi các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu về mức độ cắt giảm lãi suất của Mỹ vào tháng tới và kết quả kinh doanh mới nhất từ 'gã khổng lồ' công nghệ Nvidia.
Trong phiên giao dịch 26/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ tăng hơn 200 điểm lên tới 41.420 điểm, mức cao kỷ lục trước điều chỉnh nhẹ.
Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, đây là thời điểm để Fed có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ, khi lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt đáng kể và thị trường lao động cũng trở lại mức bình thường.
Thị trường chứng khoán thế giới đã tăng vọt trong phiên 23/8 sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuyên bố rõ ràng rằng ngân hàng trung ương này sẵn sàng cắt giảm lãi suất, một thông điệp mà các nhà đầu tư đã mong đợi từ lâu.
Phiên giao dịch 22/8, giá dầu phục hồi sau bốn phiên giảm do kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất, trong khi cả ba chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall đều đi xuống.
Trong lúc chờ đợi bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm trong phiên ngày 20/8.
Giá vàng thế giới và giá dầu đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần 19/8, trong khi thị trường chứng khoán tăng điểm tiếp nối xu hướng lạc quan của tuần trước.
Chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần tăng điểm tốt nhất, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục, ngừng đình công tại mỏ đồng lớn nhất thế giới... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Các nhà đầu tư lớn đang lường trước khả năng đợt lao dốc trong mùa Hè này của thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục trong mùa Thu.
Chốt phiên cuối tuần, chỉ số S&P 500 tăng điểm và không thay đổi nhiều khi tính theo tuần.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 7/8 sau những nỗ lực hồi phục không thành công.
Đợt giảm điểm mới nhất đã cuốn bay gần 3.000 tỷ USD giá trị thị trường của Phố Wall trong vòng vài giờ, mức tổn thất cao nhất kể từ tháng 3/2020, thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19.
Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới vừa trải qua đợt lao dốc và rung lắc mạnh vào phiên 5/8 trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại đột ngột hơn nhiều so với dự kiến. Sự lo ngại càng gia tăng bởi thanh khoản thị trường thấp trong tháng Tám.
Phiên 1/8, chứng khoán Mỹ đi xuống sau khi số liệu mới công bố làm dấy lên lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang giảm tốc nhanh hơn dự kiến.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên 31/7 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại.
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi các nhà đầu tư chuyển hướng từ cổ phiếu trí tuệ nhân tạo sang các lĩnh vực khác trong bối cảnh một số tập đoàn công nghệ lớn chuẩn bị công bố kết quả hàng quý.
Trong phiên giao dịch 30/7, các chỉ số trên sàn chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều khi các nhà đầu tư chuyển hướng từ cổ phiếu trí tuệ nhân tạo sang các lĩnh vực khác.
Các nhà đầu tư hướng sự chú ý tới các quyết định quan trọng về lãi suất trong tuần này ở Mỹ và các nước khác khiến đà phục hồi của thị trường chứng khoán chững lại trong phiên giao dịch 29/7.
Các chỉ số chính của Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/7, khi các nhà đầu tư quay trở lại với các cổ phiếu công nghệ lớn, vốn đã bị bán tháo mạnh trước đó trong tuần.
Đầu tuần này, thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu giảm điểm sau khi các báo cáo thu nhập đáng thất vọng của các công ty công nghệ hàng đầu, chẳng hạn như Tesla, 'gã khổng lồ' sản xuất xe điện của Mỹ.
Chỉ số chất bán dẫn của Phố Wall đã mất hơn 500 tỷ USD giá trị thị trường trong phiên ngày 17/7, và là phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020, sau một báo cáo cho thấy Mỹ đang cân nhắc hạn chế hơn nữa việc xuất khẩu công nghệ bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.