Huyện Mai Châu nỗ lực giải quyết tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

'Tránh tình trạng hút nhiều rồi mới đi vận động bỏ thuốc lá

Thời gian qua, xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là tác hại của việc hút thuốc lá thụ động đối với phụ nữ, trẻ em.

Huyện Mai Châu: Khơi nguồn văn hóa để phát triển du lịch

Mai Châu là huyện vùng cao, nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày... Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên

Xã Pà Cò nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Với mục tiêu giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xã Pà Cò, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân.

Rộn ràng lễ hội Gầu Tào

Trong không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đây cũng là lễ hội lớn nhất, được đồng bào Mông mong đợi nhất trong năm.

Tưng bừng lễ hội Gàu Tào, bảo tồn nét đẹp văn hóa của người Mông

Ngày 20/1, Lễ hội Gầu Tào đã diễn ra tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình). Đây là lễ hội dân gian truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông Hòa Bình.

Đảng bộ xã Pà Cò vượt chỉ tiêu về phát triển đảng viên mới

Đảng bộ xã Pà Cò (Mai Châu) có 10 chi bộ với tổng số 232 đảng viên. Xác định công tác phát triển đảng viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua, Đảng bộ xã không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chủ động tạo nguồn bồi dưỡng phát triển đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU - bản Mông sáng lên từng ngày

Sau nhiều năm mong mỏi, công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 - Pà Cò - Hang Kia (Mai Châu), tổng chiều dài 7,9km cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng. Con đường chính là động lực, tạo bước đột phá mạnh mẽ để vùng đồng bào dân tộc Mông vươn lên.

Cuộc sống mới ở Pà Cò

Đến Pà Cò hôm nay không còn màu tím hoa anh túc. Những mảnh ruộng trồng ngô xơ xác ven chân đồi ngày xưa, giờ được thay thế bằng vườn cà chua trái mùa bắt đầu cho thu hoạch. Giàn su su sai trĩu quả, những trái đào chín đỏ cành và rặng hoa ngũ sắc bung nở dẫn lối bước chân du khách vào các homestay xinh xắn của bản Mông. Pà Cò yên bình. Người dân Pà Cò đã mạnh dạn bước ra bên ngoài để học cách trồng cây gì, nuôi con gì và cách làm du lịch cộng đồng. Cánh cửa bản Mông đã được bà con nơi đây mở rộng để giao lưu, phát triển, bắt nhịp cùng với sự đi lên của huyện Mai Châu và của tỉnh nhà.

Đầu tư nâng cấp hệ thống điện tại 2 xã đặc biệt khó khăn

Theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình, Công ty Điện lực Hòa Bình đã đề xuất Tổng công ty Điện lực miền bắc đầu tư, nâng cấp hệ thống điện cho hai xã Hang Kia, Pà Cò với tổng mức đầu tư hơn 8,5 tỷ đồng. Đây là hai xã đặc biệt khó khăn có chủ yếu đồng bào dân tộc H'Mông, sinh sống trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Xã Pà Cò bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh

Năm 2014, ông Sùng A Pha, một trong những thầy khèn của dòng họ Sùng ở xóm Chà Đáy cùng trưởng các dòng họ 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu) đi nghiên cứu, học tập mô hình đưa người chết vào áo quan của dân tộc Mông ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Sau chuyến đi thực tế, trở về địa phương ông dành nhiều thời gian tham khảo cách làm, phương pháp thực hiện, đồng thời tìm hiểu những nét đặc sắc văn hóa các dân tộc trong và ngoài huyện nhằm áp dụng vào dòng họ mình...

Pà Cò (Hòa Bình): 'Vẫn còn những phụ nữ không có vị trí trong gia đình'

Bất bình đẳng giới, nạn tảo hôn là những vấn đề 'nóng' đang được các cấp ngành xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nỗ lực giảm bớt, xóa bỏ. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, những tập tục lâu đời vẫn còn ăn sâu vào tư tưởng của một bộ phận dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương và cần phải có những giải pháp đồng bộ hơn nữa.

Giữ sắc màu văn hóa để thu hút khách du lịch

Những sắc màu văn hóa đó là phong tục, tập quán, nét đẹp trang phục, lời ăn tiếng nói, sự độc đáo của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được lưu truyền trong Nhân dân. Nhờ sự tác động qua lại mà một mặt thu hút khách du lịch, một mặt bảo tồn, giới thiệu và quảng bá nét văn hóa đặc trưng.

Trải nghiệm chợ đêm giao lưu văn hóa dân tộc Mông độc đáo

Nếu có dịp thăm quan, du lịch tại các điểm đến của huyện vùng cao Mai Châu, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm chợ đêm giao lưu văn hóa dân tộc Mông. Sản phẩm du lịch này vừa được đưa vào hoạt động, định kỳ họp từ 18 - 24h các tối thứ Bảy hằng tuần ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò.

Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng

Vào dịp hè, du lịch cộng đồng (DLCĐ) xã Pà Cò thuộc huyện vùng cao Mai Châu không chỉ hút khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ. Các điểm đến đang phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa, đưa vào khai thác nhiều sản phẩm trải nghiệm mới hấp dẫn du khách, nhất là đối với các nhóm hộ gia đình, giới trẻ.

Ghi ở vùng tâm dịch Pà Cò

Tình hình dịch Covid-19 tại xã Pà Cò (Mai Châu) đang diễn biến ngày càng phức tạp với số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tiếp tục gia tăng. Ban chỉ đạo phòng chống dịch (PCD) Covid-19 huyện Mai Châu đã thành lập tổ công tác đặc biệt, cùng các lực lượng y tế, công an… hỗ trợ xã tập trung chống dịch.

Tết Độc lập 'mùa Covid' tại Hang Kia - Pà Cò

Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) là 2 xã có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Hàng năm, khoảng từ ngày 25/8, người dân xã Hang Kia, Pà Cò đã tạm gác lại những công việc thường nhật để chuẩn bị cho mình cũng như các thành viên trong gia đình những bộ trang phục mới nhất, rực rỡ sắc màu để đón Tết Độc lập.

Đồng bào Mông chung niềm tin hướng về ngày hội lớn

Các công trình nước sinh hoạt, trạm y tế, hệ thống đường giao thông nông thôn, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách an sinh xã hội, bảo đảm QP-AN... được triển khai, đầu tư xây dựng tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân... Mới đây nhất là chính sách hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm mới 200 ngôi nhà có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng do Bộ Công an triển khai thực hiện. Những nguyện vọng chính đáng của người dân được gửi gắm thông qua những đại biểu cơ quan dân cử các cấp đã đến được với các cơ quan chức năng T.Ư, địa phương, được hiện thực trong cuộc sống đã, đang làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Huyện Mai Châu chi trả hỗ trợ ảnh hưởng do dịch Covid-19 giúp người dân vơi bớt khó khăn

Đến hết ngày 12/5, huyện Mai Châu đã hoàn thành đợt chi trả tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đối với các đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo.

Tu lu - Môn thể thao rèn luyện bản lĩnh trai bản Mông

Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Gầu Tào (diễn ra từ ngày 3 – 5/1) do UBND xã Pà Cò tổ chức, bên cạnh những hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc thì chơi một số môn thể thao dân tộc như bắn nỏ, kéo co, ném pao, tu lu luôn nhận được sự cổ vũ, hô hào nồng nhiệt của khán giả. Tu lu (đánh quay) là môn thể thao dân tộc thể hiện bản lĩnh, sức mạnh, tính toán chuẩn xác và sự khéo léo từ đôi bàn tay của những chàng trai bản Mông hai xã Hang Kia, Pà Cò.

Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông năm 2020

Ngày 4/1, hai xã Hang Kia và Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) phối hợp tổ chức khai mạc Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông năm 2020.