Làng Chếu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên, với 100% là đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước tăng thu nhập cho nhân dân để giảm nghèo bền vững.
Bắc Yên là huyện vùng cao với 16 xã, thị trấn, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở huyện luôn gặp những khó khăn, nhất là y tế dự phòng ở tuyến cơ sở. Những năm qua, huyện Bắc Yên đã tập trung huy động nhiều nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị y tế, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.
Triển khai thực hiện nội dung cam kết '5 có, 5 không' đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống đồng bào dân tộc Mông ở huyện Bắc Yên, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, người dân đoàn kết xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xây dựng bản làng phát triển.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của lực lượng DQTV, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ vừa phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, vừa tham gia phòng chống, khắc phục thiên tai và phối hợp bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.
Huyện Bắc Yên có gần 400 ha dong riềng, tập trung tại các xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng và Hang Chú; trong đó xã Làng Chếu có 153 ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 7.600 tấn. Theo bà con nơi đây, trồng dong riềng cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa, trồng ngô, 1 ha có thể thu hoạch được 45-55 tấn, với giá bán từ 2.000-2.200đ/kg, thu khoảng 100 triệu đồng.
Sản xuất, chế biến tinh bột dong riềng góp phần giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho lao động địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường. Làm thế nào để hài hòa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường là bài toán mà huyện Bắc Yên đang quan tâm.
Ông Sồng A Mang, ở bản Cáo A, xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên được Trung ương Hội Nông dân tôn vinh 'Nông dân Việt Nam xuất sắc'. Với ý chí vươn lên làm giàu và cần cù lao động, ông đã phát triển mô hình trồng cây sơn tra xen dong riềng, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Bắc Yên là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, địa hình dốc, nhiều núi cao, khe sâu, độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nước biển và có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây sơn tra (còn gọi là táo mèo).
Tối 12/10, tại Hà Nội, diễn ra lễ tôn vinh và trao danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019.