Ghi nhận từ thực tế và đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang những ngày qua tương đối ổn định, chưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Kế hoạch Ứng phó khẩn cấp đối với dịch bệnh Covid-19 và các giải pháp đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng đã được tính toán, cân nhắc nhằm chủ động lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.Những ngày gần đây, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tạo nên mối lo lớn cho người dân. Chính vì vậy, chủ động nguồn hàng để cung ứng cho thị trường, nhất là trong giai đoạn cao điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19 đã và đang được các đơn vị kinh doanh tính toán, cân nhắc. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh, mãi lực thị trường hiện nay tương đối ổn định, lượng hàng dồi dào, phong phú.
Đánh giá về tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trao đổi nhanh với phóng viên Báo Ấp Bắc vào ngày 27-5, Quyền Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang Đặng Văn Tuấn cho biết:
Giai đoạn 2014 - 2020, kinh phí thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trên 12,839 tỷ đồng, nhưng thu hút tới 102,606 tỷ đồng vốn đối ứng từ các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đã chứng minh hiệu quả cũng như sức hút của công tác khuyến công.
Xác định công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan hành chính nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Tiền Giang đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.
Chiều 2-3, Phó Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang Nguyễn Tuấn Linh chủ trì cuộc họp bàn giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nguồn cung hàng hóa tại Tiền Giang dồi dào, giá một số mặt hàng tươi sống tăng nhẹ so với các ngày trước Tết. Từ ngày mùng 2 Tết, các chợ đã bắt đầu nhộn nhịp, một số siêu thị cũng đã mở cửa trở lại phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.
Từ ngày 2 đến ngày 4-2, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Công thương Tiền Giang chủ trì đã đến kiểm tra tình hình hoạt động các chợ truyền thống trên địa bàn các huyện Cái Bè, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, TX. Cai Lậy, TP. Mỹ Tho, TX. Gò Công.
Ngày 29-1, Sở Công thương Tiền Giang tổ chức Đoàn kiểm tra tình hình dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tại các điểm bán hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) có đăng ký tham gia dự trữ, cung ứng hàng hóa tết, gồm HTX Vĩnh Kim, Co.opmart Cai Lậy, Siêu thị GO! Mỹ Tho…
Ngày 22/1, tại Tiền Giang, MM Mega Market Việt Nam khai trương Trung tâm thu mua và phân phối rau, củ, trái cây tại địa chỉ: Khu công nghiệp Mỹ Tho, ấp Chợ, xã Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát trên thế giới, việc tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa của cả nước cũng như của doanh nghiệp Tiền Giang ngày càng khó khăn. Chính vì vậy, việc các địa phương, trong đó có Tiền Giang, đã và đang tự nỗ lực liên kết tìm đầu ra cho nông sản, hàng hóa là một trong những hướng đi phù hợp.Mới đây, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức đoàn công tác để kết nối cung cầu và khảo sát thị trường các tỉnh, thành miền Trung, miền Bắc, trong đó có các tỉnh biên giới Hà Giang và Lào Cai. Qua đó, mở ra cơ hội mới cho trái cây Tiền Giang, nhất là thời điểm thị trường cuối năm sôi động.KẾT NỐI CUNG CẦU
Nhiều cơ hội hợp tác được mở ra qua Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành và sơ kết Hợp tác phát triển lĩnh vực công thương giữa tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019 - 2020 được tổ chức vào chiều ngày 23-11.
Trong giai đoạn 2014-2020, Sở Công Thương Tiền Giang được Bộ Công Thương cấp kinh phí tổ chức 3 điểm bán hàng Việt Nam với chủ đề 'Tự hào hàng Việt Nam'. Sau thời gian triển khai bán hàng Việt, sức mua tại các điểm bán tăng cao so với trước, là một trong những địa điểm mua sắm có uy tín được người tiêu dùng ủng hộ.
Ngày 13-11, tại Trung tâm Văn hóa xã Tân Tây (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), Sở Công thương phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông tổ chức Lễ công bố và tổng kết chương trình bàn giao điểm bán hàng Việt Nam. Đồng thời, kết hợp tuyên truyền về Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'.
Đó là chủ đề của lớp tập huấn do Sở Công thương Tiền Giang phối hợp với Cục Công tác phía Nam - Bộ Công thương tổ chức vào ngày 29-10.
Thời gian qua, ngành Công Thương Tiền Giang đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa, nhằm tháo gỡ khó khăn, tìm đầu ra cho hàng hóa nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX)...
Từ việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, các đề án thuộc chương trình khuyến công tỉnh Tiền Giang đã giúp cho DN, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Điện năng lượng mặt trời dành cho nhà dân và DN đang là hướng đi được lãnh đạo tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung ủng hộ phát triển, xác định rõ đây là giải pháp năng lượng của hiện tại, tương lai và là xu hướng tất yếu.
Qua gần 1 năm phát động của ngành điện lực, đến nay mô hình điện mặt trời mái nhà ở tỉnh Tiền Giang đã được nhân rộng và đem lại hiệu quả cao.
Ngày 9-7, Sở Công thương Tiền Giang phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn 'Thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp'.
Ngày 9-7, Sở Công thương Tiền Giang phối hợp Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương tổ chức lớp bồi dưỡng 'Nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm' năm 2020. Các học viên tham gia lớp bồi dưỡng đến từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
Sáng 28-5, Đảng bộ Sở Công thương Tiền Giang tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Thái Ngọc Bảo Trâm, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối Các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đến dự.
Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid -19; thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Tiền Giang, Sở Công thương Tiền Giang đã khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh như:
Trước tình hình khẩu trang y tế (KTYT) khan hiếm, Sở Công thương Tiền Giang đang nỗ lực tìm kiếm nguồn hàng để đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và phục vụ nhu cầu của người dân.
Trong khi hơn 500 xe nông sản đang xếp hàng chờ ngày Trung Quốc mở lại các cửa khẩu thì hàng trăm ngàn tấn hoa quả sắp đến vụ thu hoạch cũng đang khiến người dân, chính quyền nhiều tỉnh… như 'ngồi trên lửa' vì chưa biết tiêu thụ ở đâu.
Các hệ thống phân phối lớn trên cả nước cho biết sẵn sàng hỗ trợ giải cứu nông sản cho doanh nghiệp, người nông dân, nhưng khi liên hệ để nhận hàng thì tại các địa phương không cung ứng đủ hoặc nhỏ giọt.
Nhiều nông sản 'tắc' đường sang biên giới đã được doanh nghiệp, cá nhân chung tay 'giải cứu'. Sau đó, các loại quả như thanh long, dưa hấu,... đã thuộc diện không còn hàng để 'cứu' nữa.
Một số ý kiến cũng cho rằng, gần 70% được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do vậy, cần thúc đẩy xúc tiến thương mại; phối hợp với các bộ, ngành hỗ trợ địa phương có nhà máy chế biến… Về chính sách cần hỗ trợ chi phí lưu kho, tiền điện…
Tại cuộc họp của Bộ Công Thương với các địa phương và doanh nghiệp, hiệp hội nông sản, các hệ thống siêu thị ngày 11/2, trong khi các địa phương vẫn kêu đang gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản, đại diện nhiều hệ thống siêu thị khẳng định địa phương cần xem lại số liệu thống kê vì diễn biến thực tế trái ngược hoàn toàn với những con số các địa phương cung cấp.
1- Chưa lúc nào chúng ta gặp khó khăn như hiện tại. Đầu năm 2020, dịch bệnh nCoV xuất hiện kéo theo nhiều hệ lụy cần tập trung giải quyết. Cả hệ thống chính trị phải căng mình vào cuộc, trong đó vất vã nhất là cán bộ ngành y; các y, bác sĩ- những người trực tiếp chống chọi với dịch bệnh.
Tiền Giang đưa trái thanh long vào tiêu thụ tại bếp ăn tập thể của các khu, cụm công nghiệp và tổ chức các quầy sạp ở đây để vận động công nhân tiêu thụ giúp nông dân.
Nằm trong chương trình hỗ trợ tiêu thụ thanh long, chiều 7-2 Sở Công thương Tiền Giang phối hợp với Công ty TNHH Long Việt và các ngành có liên quan tổ chức 6 điểm bán thanh long tại Khu công nghiệp Tân Hương, Khu công nghiệp Long Giang và Cụm công nghiệp Trung An. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm giúp đẩy nhanh việc tiêu thụ thanh long của nông dân.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh do chủng mới virus corona đang xảy ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến việc thu mua thanh long của tỉnh Long An nói riêng và các tỉnh trồng thanh long xuất khẩu nói chung. Theo lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh thành phía Nam, giải pháp trước mắt để giải cứu tiêu thụ thanh long hiện nay là cần kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Công Thương Tiền Giang đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ đột phá, hoàn thành chỉ tiêu và vượt kế hoạch ở mức khá cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Tiền Giang.
Trong 2 ngày 25 và 26-11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh phối hợp Hội đồng Phát triển Campuchia, CLB Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia tổ chức Chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp An Giang, Tiền Giang và các doanh nghiệp Vương quốc Campuchia…