Cần thực hiện giải pháp đồng bộ chống xói lở bờ biển

Bờ biển Hàm Tiến (Phan Thiết) có chiều dài hơn 10 cây số, với hàng chục khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí. Thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều đoạn bờ biển bị xâm thực, có nơi sóng biển xâm thực sâu vào đất liền từ 3-4m. Trước nguy cơ mất đất, mất tài sản tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng kè cứng chắn sóng biển. Vì thế, tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu và một số khu dân cư ven biển phường Hàm Tiến được bảo vệ an toàn. Gần đây, bờ biển một số khu du lịch cũng bị sóng biển xâm thực làm hư hại tài sản của doanh nghiệp nên các chủ doanh nghiệp du lịch đã tự xây dựng kè cứng, kè mềm để ngăn chặn sóng biển xâm thực đất và tài sản khu du lịch… Từ đó, tạo nên bờ biển không đồng nhất, làm mất đi vẽ đẹp thiên nhiên.

Tập trung chăm sóc cây trồng vụ hè thu

Người dân các địa phương đang bước vào giai đoạn chăm sóc tổng lực cho cây trồng vụ hè thu. Nhờ chủ động phương án sản xuất, thời tiết thuận lợi, nên cây trồng vụ hè thu đang phát triển tốt.

Mắc ca được mùa, giá ổn định

Hiện nay, người dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch mắc ca. Năng suất mắc ca đạt khá cao, giá ổn định, nên các hộ trồng mắc ca có một vụ thu hoạch được mùa.

Các nhà vườn đẩy mạnh sản xuất rau xanh

Phần lớn diện tích rau xanh vụ xuân hè đã được các nhà vườn thu hoạch cung ứng cho thị trường, hỗ trợ chống dịch Covid-19. Hiện nay, bà con các địa phương đang tập trung xuống giống vụ rau mới, kịp thời đáp ứng thị trường, nhất là các vùng ảnh hưởng lớn do dịch bệnh.

Tích cực phòng ngừa sâu bệnh hại cây trồng

Thời gian qua, nhiều vùng sản xuất vụ hè thu phải đối mặt với tình trạng nắng hạn, nên cây trồng phát triển kém, dịch bệnh phát sinh. Do đó, bà con nông dân đang tăng cường các biện pháp chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng.

Tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh giống cây lâm nghiệp

UBND tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý, chấn chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chủ động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, hệ thống sông, suối nhiều... đây là những yếu tố nguy hiểm nếu như xảy ra các hiện tượng thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN và PTDS) tỉnh, trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 25 đợt mưa, lũ quét, sạt lở đất; làm chết 14 người, 20 người bị thương; làm hư hỏng 7.485 ngôi nhà và nhiều tài sản khác, ước thiệt hại trên 840 tỷ đồng.

Thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 19-5, HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp chuyên đề khóa XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Kỳ họp được tổ chức bằng hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự kỳ họp tại điểm cầu trung tâm (ảnh).

Tiếp tục thẩm tra các nội dung trình kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh

Sáng 15-5, đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm tra các tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 (ảnh). Tham dự Hội nghị có đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Cây ăn trái - Diện tích tăng, giá bấp bênh

Những năm gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh diện tích cây ăn trái. Thế nhưng, 'đầu ra' cho sản phẩm này vẫn còn nhiều bấp bênh.

Chủ động chuyển đổi để tăng năng suất cây trồng

Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đắk Nông đã chủ động chuyển đổi giống, cây trồng, giúp sản xuất ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Sớm khắc phục tình trạng tuyến kênh gây ngập úng hoa màu

Một số hộ dân ở xã Sông Phan, Hàm Tân phản ánh: Việc thi công tuyến kênh chính đập dâng Sông Phan (Hàm Tân), có đoạn lắp đặt cống chưa phù hợp, gây ngập úng hoa màu của các hộ dân. Đề nghị các ngành chức năng tỉnh sớm có giải pháp khắc phục.

Tháo gỡ những khó khăn trong thi công đường cao tốc

Sáng ngày 4/3, Đoàn công tác Bộ Giao thông Vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh nhằm tháo gỡ những khó khăn trong thi công đường cao tốc 2 tuyến từ Vĩnh Hảo đến Dầu Giây. Tham dự có ông Lê Tuấn Phong – Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở ngành trong tỉnh, Ban Quản lý dự án 7 và các nhà thầu thi công.

Hạt điều vào mùa

Từ tháng 2 - 3 là thời điểm cây điều nở rộ hoa và cho trái. Trước đó, để cây điều cho năng suất cao nhiều hộ đã đầu tư phân bón, phun thuốc diệt rầy. Tuy nhiên, cây điều khi ra hoa phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Nếu hoa đang nở gặp đợt sương muối hay cơn mưa xuân trái mùa thì hầu như đợt hoa ấy bị 'cháy' mùa điều xem như bị thất thu hết 1/3.

Sản xuất cà phê chất lượng cao là xu thế tất yếu

Niên vụ cà phê 2019 - 2020, người trồng cà phê các địa phương kém vui vì cà phê mất mùa, rớt giá. Tuy nhiên, tại những vùng trồng cà phê chất lượng cao, năng suất, giá bán vẫn cao, bảo đảm nguồn thu nhập cho người dân.

Đẩy mạnh tuyên tuyền Chương trình OCOP

Để triển khai Chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, các cấp, ngành, địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới.

Làm rõ những hạn chế để thúc đẩy phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025

Sáng 25/11, Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020, kế hoạch phát triển 2021-2025.

Nông dân vào vụ thu hoạch cà phê với nhiều khó khăn

Nhiều vùng trồng cà phê đã bước vào vụ thu hoạch, bà con nông dân đang tiến hành thuê nhân công, chuẩn bị phương tiện để thu hái cà phê đúng thời vụ. Vụ cà phê năm nay, bà con phải đối diện với nhiều khó khăn như mất mùa, giá thấp, khan hiếm nhân công...

Gắn OCOP với xây dựng nông thôn mới

Để giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, Đắk Nông đã triển khai Đề án án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 (OCOP). Đến nay, tỉnh Đắk Nông đã có 22 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP của 16 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ kinh doanh.

Đề nghị công nhận thành phố Gia Nghĩa hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Ngày 22/10, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức họp thảo luận, bỏ phiếu đề nghị Trung ương xét công nhận thành phố Gia Nghĩa hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2019. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Thanh Tùng chủ trì cuộc họp.

Tái tạo nguồn lợi thủy sản vẫn còn nan giải

Hiện Bình Thuận có hơn 7.000 tàu thuyền đánh bắt thủy sản với hàng trăm ngàn lao động khai thác thủy sản tuyến bờ, tuyến lộng và xa bờ. Ngư trường Bình Thuận những năm gần đây nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt nghiêm trọng do đánh bắt cá con, hủy hoại nguồn lợi thủy sản bằng mìn, chất độc hóa học, sử dụng nghề giã vào sai tuyến...

Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Thời gian qua, để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Tập trung các biện pháp để tăng đàn lợn

Hiện nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cơ bản đã được kiểm soát. Mặc dù vậy, tình hình tái đàn lợn tại các hộ chăn nuôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, khan hiếm nguồn giống, dịch bệnh tái phá… Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Đắk Nông có cuộc trao đổi với ông Đoàn Văn Đáp, Chi Cục phó Chi Cục Phát triển nông nghiệp (Sở Nông nghiệp – PTNT).

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn yếu

Liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản là giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Qua việc liên kết chuỗi, các bên tham gia có thể nâng cao năng lực, lợi ích trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thời gian qua, việc liên kết chuỗi sản xuất vẫn còn ở mức khiêm tốn, chưa đạt được các mục tiêu, kế hoạch mà tỉnh đề ra...

Liên kết để phát triển chăn nuôi lợn hiệu quả hơn

Dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi trên địa tỉnh. Thế nhưng, qua thống kê của ngành chức năng, đối tượng chịu thiệt hại chủ yếu là các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ. Còn các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lợn có quy mô lớn vẫn an toàn, thậm chí còn được hưởng lợi do giá thịt lợn tăng cao. Từ thực tế này, ngành chức năng khuyến cáo người dân nên có sự liên kết để chăn nuôi lợn một cách có quy mô, đạt hiệu quả cao hơn..

Chủ động thực hiện các giải pháp sản xuất vụ hè thu đạt hiệu quả cao nhất

Vụ hè thu năm 2020, nông dân phải đối mặt với không ít khó khăn như hạn hán, dịch bệnh Covid – 19, giá cả nông sản xuống thấp... Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đem lại hiệu quả sản xuất cho người dân.

Kiên quyết xử lý nhà nuôi chim yến xây dựng không đúng quy định

Hai năm gần đây do xuất phát từ nguồn lợi kinh doanh tổ yến mang lại nên người dân ở nhiều địa phương đã đổ xô xây dựng phát triển cơ sở nuôi chim yến. Tại địa bàn nào trong tỉnh Bình Thuận cũng có nhà yến xây dựng quy mô 2-4 tầng. Có cơ sở đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở dẫn dụ chim yến. Trên thực tế nhiều cơ sở đã thu trên 5kg tổ yến trong 3 tháng, bán với giá từ 28-35 triệu đồng/kg. Chị NTT ở trị trấn chợ Lầu (Bắc Bình) mới hơn hai năm xây dựng cơ sở nuôi chim yến đã dẫn dụ khoảng 600 con chim yến. Với cơ sở mới xây 3 tầng trên diện tích đất 100m2, chị NTT đầu tư khoảng 2 tỷ đồng, năm đầu tiên chị thu 2kg tổ yến trong 3 tháng (thu hơn 84 triệu đồng). Với nguồn lợi nhuận cao như vậy đã tạo nên 'làn sóng' đua nhau đầu tư xây dựng nhà yến không hợp pháp trong khu dân cư và trên các khu ruộng trồng thanh long. Đến đầu năm 2020, toàn tích có trên 714 nhà nuôi chim yến. Trong đó, tại địa bàn thành phố Phan Thiết có 93 nhà nuôi yến rải khắp ở 18 phường, xã với tổng số lượng đàn khoảng 70 nghìn con chim yến. Theo Sở Nông nghiệp – PTNT cho biết thì phần lớn cơ sở nuôi chim yến đều tự phát, chỉ có khoảng gần 100 cơ sở nuôi chim yến bảo đảm đúng quy định của tỉnh (tại Quyết định số 1402/QĐ-UBND của UBND tỉnh) về quản ý, dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tại Quyết định này nêu rõ: 'Các tổ chức, cá nhân chỉ được phép xây dựng, phát triển cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến khi bảo đảm các điều kiện như: Không nằm trong khu dân cư; cách xa khu dân cư tập trung, bệnh viện, trường học, chợ tại thời điểm đầu tư xây dựng ít nhất 500m…'.

Tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi

Tăng cường công tác quản lý từ chuẩn bị đầu tư, sau đầu tư; sử dụng hiệu quả ngân sách đầu tư, khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng; sử dụng, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt trên địa bàn, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng đang là vấn đề được tỉnh đặc biệt quan tâm.

Chủ động phòng, chống sâu keo mùa thu trên cây ngô

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp – PTNT, hiện nay sâu keo mùa thu đã xuất hiện, phá hoại cây trồng (chủ yếu là cây ngô) tại một số địa phương trong tỉnh và có nguy cơ lan nhanh thành dịch nếu không có những biện pháp phòng, chống kịp thời.

Thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm an ninh lương thực

Trong những năm qua, tỉnh Đắk Nông đã triển khai nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nhất là việc hỗ trợ người dân ổn định diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực tại địa phương.

Quy hoạch phát triển ngành thủy sản theo hướng an toàn, hiệu quả

Hiện nay, thu nhập từ nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh còn ở mức thấp, các lợi thế, tiềm năng của thủy sản cũng chưa được khai thác tốt. Do đó, tỉnh Ðắk Nông đã xây dựng đề án phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao và đặt mục tiêu nâng tầm cho ngành nghề thủy sản.

Không đăng kiểm tàu cá lắp máy kém chất lượng

Ông Trần Tam, ngụ tại phường Đức Long (Phan Thiết) phản ánh: Trên địa bàn phường Đức Long có một số tàu thuyền đánh cá máy thủy bị hư hỏng, chủ thuyền đã lắp thay thế bằng máy Cumin để hoạt động, giá thành rẻ hơn. Nhưng cơ quan đăng kiểm tàu cá không chấp nhận, gây khó cho ngư dân…Tỉnh và thành phố Phan Thiết cần tạo điều kiện cho ngư dân đăng kiểm để hành nghề, vì đã lỡ lắp máy bộ. Trên thực tế có một số tàu thuyền thay thế máy bộ lại được cơ quan đăng kiểm cho phép hoạt động… nên tạo sự so bì giữa các chủ tàu thuyền.

Thêm nhiều giống cây chất lượng cao

Xuân 2020 - Đối với Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, năm 2019 đã khép lại sau những miệt mài nghiên cứu, hăng say sản xuất cùng những thành công xứng tầm công sức của cán bộ, CNVC, người lao động. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã cho ra đời nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thâm canh sản xuất của bà con nông dân trong tỉnh. Bên cạnh đó cũng tăng thêm thu nhập cho người lao động của Trung tâm.