Các nước dễ bị tổn thương nhất ở Nam Bán cầu đang đặc biệt phải chịu đựng hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng khí hậu và đang đòi hỏi chính đáng sự hỗ trợ nhiều hơn từ nước công nghiệp phát triển.
Lần đầu tiên hội nghị của Liên Hợp Quốc chính thức đưa vào nghị sự tranh luận buộc các nước giàu phải tích cực hơn trong việc bồi thường cho các nước nghèo đang phải gánh chịu hậu quả khí hậu.
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, Liên hợp quốc ngày 8/11 đã công bố khởi động Sáng kiến thị trường carbon châu Phi (ACMI) trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27).
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, lượng phát thải ở châu Phi chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng phát thải toàn cầu, nhưng đây lại là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Phó Tổng thống Indonesia Ma'ruf Amin ngày 8/11 đã nhấn mạnh 3 giải pháp liên quan đến nỗ lực giải quyết vấn đề biển đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập.
Tổng giám đốc điều hành WB đánh giá các dự án của Việt Nam đã tạo động lực và có hiệu quả, đồng thời nhấn mạnh WB sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, nhất là trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các nước đang phát triển và mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ cần khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ USD/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO kêu gọi những nước tham dự COP27 hành động nhanh chóng hơn và cụ thể hơn trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng nhu cầu tài chính khí hậu hằng năm của các nước đang phát triển sẽ đạt 2.400 tỷ USD vào năm 2030, trong đó 50% đến từ nguồn tài chính bên ngoài và phần còn lại từ chính phủ và các nguồn tư nhân.
Ngày 7/11, Đức và Bỉ đã tham gia cùng một số quốc gia giàu có khác cam kết tài trợ giúp các nước đang phát triển khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Phát biểu tại hội nghị COP27, Thủ tướng Scholz cam kết Đức sẽ kiên định theo đuổi mục tiêu chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030.
Tổng thống Ai Cập cho rằng các nước đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Phi, cần được ưu tiên trong chiến lược giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu.
Theo Tổng thống Abdel Fattah El-Sisi , các quốc gia Arab đang triển khai nhiều nỗ lực, tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt được quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Tổng thống Senegal khẳng định các nước châu Phi luôn ủng hộ quá trình chuyển đổi xanh công bằng, cho dù mức 'đóng góp' của châu lục trong tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu rất thấp.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ngày 7/11 cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với các cơ quan hữu quan của Italy nhằm chống lại nạn di cư bất hợp pháp.
Nhân loại đang đứng trước hai lựa chọn: hợp tác hoặc diệt vong. Đây là phát biểu của Tổng Thư ký LHQ Antonio Gutteres tại ngày họp đầu tiên Hội nghị COP27 vào ngày 7/11.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 7/11, Tổng thống Colombia Gustavo Petro tuyên bố quốc gia Mỹ Latinh này sẽ đóng góp 200 triệu USD mỗi năm trong vòng 20 năm, nhằm thúc đẩy các dự án bảo vệ rừng rậm Amazon, đồng thời bày tỏ hy vọng cả thế giới cùng chung tay trong việc bảo tồn ''lá phổi xanh của hành tinh'.
Ngày 7/11, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đánh giá Ai Cập là một trong những đối tác quốc tế quan trọng nhất của Vương quốc Anh ở Trung Đông.
Việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới tại Ai Cập là cơ hội tốt để đánh giá hiệu quả của các biện pháp mà chính phủ nước này thực hiện nhằm bảo vệ môi trường và xây dựng kinh tế 'xanh'.
TTH - Tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đang diễn ra ở thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập từ ngày 6-18/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các ngân hàng phát triển đa phương đã đưa ra một tuyên bố chung hướng tới tương lai.
Theo Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christian Lagarde, việc chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn sẽ giúp giảm nguy cơ giá năng lượng tăng vọt.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 7/11 tuyên bố các quốc gia sẽ phải lựa chọn: Hợp tác cắt giảm khí nhà kính hoặc buộc các thế hệ sau chịu đựng thảm họa khí hậu.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng công bằng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo các nước đang đứng trước lựa chọn khốc liệt, giữa một bên là hợp tác giảm khí thải và một bên là đẩy các thế hệ tương lai vào thảm họa khí hậu.
Ngày 6/11, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc Giải Chấn Hoa (Xie Zhenhua) thông báo Bắc Kinh đã có bước tiến lớn trong việc thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải và trung hòa carbon.
Các cuộc đàm phám mở đầu hội nghị lần thứ 27 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã có sự đột phá khi các đại biểu nhất trí thảo luận vấn đề bồi thường thiệt hại do biến đổi khí hậu cho các nước nghèo.
Cuộc bầu cử ở Mỹ, dữ liệu lạm phát của Mỹ, động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Hội nghị về biến đổi khí hậu COP27 vừa khai mạc, và các Ngân hàng Trung ương, Trung Quốc điều chỉnh các chính sách trong chiến dịch chống COVID-19... là những sự kiện có thể tác động mạnh.
Hội nghị cấp cao lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã chính thức khai mạc ngày 6/11 tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị COP27 có sự tham dự của khoảng 35.000 đại biểu, trong đó có 2.000 diễn giả quốc tế thảo luận khoảng 300 chủ đề.
Chủ tịch COP27 Sameh Shukri nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên chương trình nghị sự chính thức của COP dành một đề mục riêng cho vấn đề cấp bách là các thỏa thuận hỗ trợ tài chính cần thiết để thu hẹp khoảng cách, khắc phục tổn thất, thiệt hại do BĐKH gây ra.
Ngày 6/11/2022, Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã khai mạc tại Sharm el-Sheikh, Cộng hòa Arab Ai Cập. Tham dự hội nghị có hơn 120 nguyên thủ và 40.000 đại biểu.
Ngày 6-11, Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Sharm El-Sheikh ở thành phố Sharm El-Sheikh, tỉnh Nam Sinai (Ai Cập). Khoảng 40.000 đại biểu, trong đó có gần 100 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các chính phủ trên thế giới, tham dự hội nghị.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định chuyển đổi năng lượng là yếu tố then chốt để Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về '0' vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.
Liên Hiệp Quốc nhận định, trong 8 năm trở lại đây, nhiệt độ mỗi năm (tính cả năm 2022 dựa trên những dữ liệu hiện có) đều ấm hơn bất kỳ năm nào trong giai đoạn trước năm 2015, qua đó nêu chi tiết về sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ ấm lên toàn cầu.
Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) ngày 6/11 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Sharm El-Sheikh ở thành phố Sharm El-Sheikh, tỉnh Nam Sinai của Ai Cập và kéo dài tới ngày 18/11.
Mục tiêu quan trọng tại Hội nghị COP 27 lần này được tổ chức tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, dự kiến từ ngày 6 -18/11/2022, các quốc gia tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm thực hiện các cam kết ứng phó với khủng hoảng khí hậu.
Theo đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc, lượng khí CO2 mà nước này phát thải trên một đơn vị GDP vào năm 2021 thấp hơn 3,8% so với năm 2020 và 50,8% so với năm 2005.
Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) là cơ hội để thế giới biến cam kết thành hành động cụ thể nhằm thực hiện các cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sống trên Trái đất cho tương lai, trong đó có thông qua việc hiện thực hóa các mục tiêu tài chính chống biến đổi khí hậu.
Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
Carbon cần được định giá trung bình là ít nhất 75 USD/tấn trên toàn cầu vào cuối thập kỷ này để đạt được các mục tiêu về khí hậu trên thế giới.
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) chính thức khai mạc ngày 6/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập. Dư luận quốc tế kỳ vọng, tại hội nghị khí hậu toàn cầu lần này các bên sẽ đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm hướng tới việc giảm lượng khí thải và ứng phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu.
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hành động vì khí hậu.
COP27 sẽ thảo luận về vấn đề xoay quanh thỏa thuận tài trợ khắc phục tổn thất và thiệt hại liên quan những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.