Sau một tuần bị ảnh hưởng mưa lũ, 5 xã Tây Đáy của huyện Thanh Liêm bị ngập, trong đó có nhiều trường học bị ngập sâu trong nước, các nhà trường cho học sinh tạm thời nghỉ học chờ nước rút. Đến 16/9, bốn điểm trường lẻ của trường Mầm non Thanh Nghị là (Đại Bái, Kênh, Nham kênh, Thanh Bồng) đã đón trẻ trở lại lớp học bình thường. Ngày 17/9, học sinh trường THCS Thanh Hải cũng trở lại trường học.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Nam, ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây ra nhiều sự cố về đê điều, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng, thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và ngập lụt tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh, ước thiệt hại khoảng 468 tỷ đồng.
Những ngày qua, cơn bão số 3 và hoàn lưu của nó gây hậu quả nặng nề đối với nhiều tỉnh, thành của miền Bắc, trong đó có tỉnh Hà Nam. Trên địa bàn huyện Thanh Liêm nhiều công trình bị ảnh hưởng; nhiều tuyến đường bị chia cắt do ngập sâu trong nước.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Nam cho biết, tính đến ngày 15/9, toàn tỉnh Hà Nam đã bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão gây ra ước tính khoảng 468 tỷ đồng.
Tính đến cuối giờ chiều 13/9, tất cả 5 xã, thị trấn của huyện Thanh Liêm đang bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, gây ngập lụt nhà ở và các công trình dân sinh đã nhận được trên 200 triệu đồng cùng nhiều nhu yếu phẩm do các tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội ủng hộ, giúp đỡ.
Phát huy tinh thần 'tương thân tương ái', 'lá lành đùm lá rách', Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Liêm vừa tổ chức tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người dân các xã vùng Tây Đáy trên địa bàn huyện bị ngập lụt do mưa lũ gây ra.
Ngày 13/9, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm đã tổ chức gói bánh chưng giúp đỡ người dân các xã vùng Tây Đáy, huyện Thanh Liêm bị ngập lụt do mưa lũ gây ra.
Những ngày qua, 5 xã vùng Tây Đáy của huyện Thanh Liêm (Thanh Hải, Thanh Nghị, Thanh Tân, Thanh Thủy và thị Trấn Kiện Khê) vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ sau bão số 3.
UBND TP Phủ Lý (Hà Nam) cấm toàn bộ xe ô tô không được qua cầu, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe gắn máy điện và các loại phương tiện xe tương tự được phép qua cầu, nhưng hạn chế lưu thông.
Cử tri chất vấn trực tiếp lãnh đạo sở, ngành qua đường dây 'nóng' là một trong những điểm ấn tượng tại các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh Hà Nam. Bất kể lãnh đạo sở, ngành nào cũng 'sẵn sàng' được mời lên 'ghế nóng' để giải đáp những vấn đề đại biểu HĐND tỉnh cũng như cử tri quan tâm. Việc luôn đặt người dân và cộng đồng doanh nghiệp ở vị trí trung tâm trong chương trình nghị sự và mọi quyết sách là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của kỳ họp.
Sáng 16.7, HĐND tỉnh Hà Nam đã khai mạc Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Khóa XIX. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy chủ trì kỳ họp. Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đinh Thị Lụa; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy...
Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường khu vực Tây Đáy, UBND tỉnh cho phép thi công nâng cấp một phần đường tỉnh (ĐT) 495C khu vực Tây Đáy thuộc huyện Thanh Liêm. Sau khi tuyến ĐT495C được nâng cấp góp phần quan trọng làm giảm ô nhiễm môi trường khu vực phía Tây Đáy và bảo đảm an toàn giao thông trong khu vực.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Thanh Nghị, từ nhỏ ông Vũ Văn Hanh đã gắn bó với rừng cây, núi đồi. Với bản chất cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người nông dân, ông Hanh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đầu tư mở rộng trang trại, thử nghiệm những mô hình làm kinh tế hiệu quả, quyết tâm làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất của mình.
Trong những năm qua, các địa phương của huyện Thanh Liêm đã chú trọng phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất trên đồng ruộng, Theo đó, hệ thống thủy lợi, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, nâng cấp; tạo thuận lợi trong việc đưa khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào ruộng đồng, giúp nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trên diện tích canh tác ở các địa phương.
Với mục tiêu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy lợi thế liên kết vùng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội, trọng tâm là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, hiện trên địa bàn huyện Thanh Liêm đang triển khai xây dựng một số tuyến đường giao thông trọng điểm, bao gồm các tuyến đường T4; T1 và đường tỉnh 495, công trình nút giao Liêm Sơn. Tại thời điểm này, các nhà thầu thi công đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhằm phấn đấu về đích trước thời hạn.
Chiều 6/12, Kỳ họp 16 HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục tục nội dung chất vấn, trả lời chất vấn, trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri dưới sự điều hành của đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Xã Thanh Sơn (Kim Bảng) hiện có 40 doanh nghiệp, trong đó có 18 doanh nghiệp sản xuất, khai thác, chế biến vật liệu xây dựng. Hoạt động chế biến đá, đốt nung vôi có những thời điểm một số doanh nghiệp đã phát thải tiếng ồn lớn, xả khói bụi ảnh hưởng đến môi trường gây bức xúc cho nhân dân. Trước thực tế đó, thời gian qua các cấp, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực.
Chiều 19/7, UBND huyện Thanh Liêm tổ chức hội nghị sơ kết phong trào thi đua, đánh giá nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023; triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023.
Sáng ngày 12/7, HĐND huyện Thanh Liêm tổ chức kỳ họp thứ mười hai HĐND huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Các đồng chí: Lê Hồng Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.
Tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Hà Nam Khóa XIX đã báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, HĐND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, thực hiện toàn diện các chương trình, nhiệm vụ đề ra, đạt nhiều kết quả tích cực; tiếp tục có nhiều đổi mới, sôi nổi và hiệu quả.
Thực hiện Chương trình số 28-CTr/TU ngày 30/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là khu vực Tây sông Đáy và sông Nhuệ (Chương trình số 28), thời gian qua, bên cạnh công tác tuyên truyền, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là tại khu vực Tây Đáy. Nhờ đó, môi trường khu vực Tây Đáy đã được cải thiện đáng kể, các doanh nghiệp đã ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường.
Ngày 14/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngày 14/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngày 14.5, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Thanh Liêm những năm qua được các cấp, ngành quan tâm đầu tư nâng cấp mở rộng mặt đường và tập trung xây dựng các cây cầu kết nối giao thông. Toàn huyện có 71 cầu treo, cầu dân sinh, trong đó 21 cầu nằm trên các tuyến đường huyện (ĐH) do huyện quản lý và 50 cầu trên các tuyến đường trục xã (ĐX). Hiện nay, hầu hết các cầu trên tuyến ĐH đã được xây dựng đáp ứng yêu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản phục vụ sản xuất của nhân dân giữa các vùng trong khu vực. Tuy vậy, nhiều cầu trên các tuyến ĐX xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp cần được quan tâm xây dựng mới.
Thực hiện Chương trình số 28-CTr/TU ngày 30/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là khu vực Tây sông Đáy và sông Nhuệ (Chương trình số 28), thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp từng bước hoàn thành mục tiêu đề ra. Đến nay, nhiều chỉ tiêu liên quan đến vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải và chất thải rắn đã đạt so với mục tiêu chương trình đề ra.
Chiều 5/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết, chương trình chuyên đề của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã.
Theo thống kê của các ngành chức năng, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng 130 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đá vôi, tập trung ở 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Ảnh hưởng của dịch Covid - 19 kéo dài, giá nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất ngân hàng tăng cao, trong khi đó giá vật liệu xây dựng lại tăng chậm đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Chiều 9/12, Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XIX tiếp tục nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri, chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường, thông qua các nghị quyết và bế mạc.
Sáng 8/12, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu HĐND tỉnh tiến hành chia Tổ thảo luận. Trên cơ sở kết quả khảo sát, giám sát; thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp; các nội dung Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp cho ý kiến, các vị đại biểu HĐND tỉnh đã tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Sáng 17/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 năm 2022 thảo luận, đánh giá công tác tháng 10, tháng 11, triển khai nhiệm vụ thời gian tới; nghe báo cáo tình hình chuẩn bị các nội dung trình kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; tổ trưởng tổ đại biểu, lãnh đạo các ban HĐND tỉnh; Chủ tịch HĐND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan.
Chiều 7/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị thảo luận các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 (Kỳ họp thứ 11) HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
Huyện Thanh Liêm có 5 tuyến đường tỉnh (ĐT) là: ĐT494C, ĐT495, ĐT495B, ĐT495C và ĐT499B; trong đó tuyến ĐT494C và ĐT495C nhiều đoạn đang xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng mặt đường hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Mong muốn của các địa phương là sớm được quan tâm đầu tư kinh phí tu bổ, nâng cấp mặt đường đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân và lưu thông của các phương tiện qua địa bàn.
Nhằm bảo vệ hành lang sông Đáy và an toàn đê điều, UBND huyện Thanh Liêm đã chỉ đạo các xã, thị trấn giải tỏa cần trục cẩu vật liệu xây dựng (VLXD), cầu cảng tự phát và bãi kinh doanh VLXD không đúng quy định dọc bờ sông Đáy. Kết quả, bước đầu nhiều hộ xây dựng cần trục cẩu VLXD và bãi VLXD đã tự giác tháo dỡ, trả lại hiện trạng đất nông nghiệp.
Ông Trần Tự Lực, Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: Từ năm 2020 – 2021 tuyến sông Vịn đã được UBND tỉnh đầu tư 10 tỷ đồng xây kè, nạo vét đoạn qua địa phận thị trấn nhưng vừa qua mưa lớn vẫn gây ách tắc dòng chảy ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cần sớm xây dựng bể lắng dung tích lớn ven tuyến ĐT494C đoạn qua tiểu khu Lâm Sơn.
Sáng nay (3/8), Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh, khóa XIX tiếp tục chương trình làm việc với các nội dung: thảo luận tại hội trường; trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri; chất vấn và trả lời chất vấn.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, chiều 2/8, HĐND tỉnh nghe các tờ trình về việc ban hành các nghị quyết và nghe các Ban HĐND tỉnh trình bày các báo cáo thẩm tra đối với các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.
Tận dụng lợi thế có vùng đất ven sông Đáy, nhiều hộ dân ở huyện Thanh Liêm đã biến đất nông nghiệp thành những điểm xây dựng trụ cẩu vật liệu xây dựng (VLXD). Nếu như chính quyền cơ sở không kiên quyết xử lý, hệ lụy của các bãi VLXD tự phát sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đê điều và quá trình lưu thông của tàu thuyền.
Chiều 29/6, Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục tổ chức các Tổ đi tiếp xúc cử tri các địa phương trong tỉnh.
Sáng 23/6, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy làm việc với BTV Huyện ủy Thanh Liêm về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội (ĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Ngày nắng thì bụi mù, ngày mưa thì mặt đường sình lầy, xe chở vật liệu xây dựng cuốn bụi, tiếng ồn của máy nghiền đá làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân trong vùng. Đây là tình trạng đang diễn ra tại khu vực phía Tây sông Đáy. Do vậy, các ngành chức năng và chính quyền địa phương, cần quyết liệt thực hiện các giải pháp để cải thiện môi trường khu vực này.
Lắng nghe, chia sẻ, giải quyết thấu đáo những ý kiến, kiến nghị thông qua đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân là việc làm được cấp ủy từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Liêm luôn chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Qua đó, nhiều vấn đề người dân phản ánh kiến nghị đã được xem xét giải quyết kịp thời, góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Nhằm tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản vùng Tây Đáy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với địa phương tiếp tục rà soát, chấn chỉnh quá trình hoạt động khai thác, chế biến đá của doanh nghiệp, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp. Qua đó, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ được hạ tầng giao thông và nâng cao nguồn thu từ khai thác, chế biến đá.
Chiều 7/12, Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh tiếp tục nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri, chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường.
Sáng nay, 6/12, tại Hội trường UBND tỉnh, kỳ họp thứ 5, kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, ý kiến, kiến nghị của cử tri về ô nhiễm môi trường là một trong những nhóm ý kiến chiếm tỷ lệ cao và thường có tính chất bức xúc. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu HĐND chất vấn ở các kỳ họp; Thường trực HĐND tỉnh cũng đã ban hành các kết luận về phiên chất vấn, trả lời chất vấn, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri, trong đó có đề nghị chỉ đạo giải quyết, xử lý các nội dung này.