Ngành Thuế triển khai cao điểm chống thất thu thuế dịp tết

Năm 2023, qua thanh tra, kiểm tra, ngành Thuế đã thu về cho ngân sách nhà nước trên 12.200 tỷ đồng. Để tăng cường chống thất thu thuế, Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ, cục thuế địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính về đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giai đoạn trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Chống chuyển giá, tránh thuế qua thanh kiểm tra

Với sự khác biệt về thuế suất và chế độ ưu đãi thuế giữa các quốc gia, vấn đề chuyển giá, tránh thuế không chỉ phát sinh tại Việt Nam, mà còn diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước đã phát triển. Để hạn chế tình trạng lợi dụng chuyển giá tránh thuế, ngành Thuế đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để hướng dẫn và nâng cao tuân thủ đối với người nộp thuế.

BSR nộp ngân sách hơn 28.000 tỷ đồng giai đoạn 2020-2022

Giai đoạn năm 2020-2022, Petrovietnam đã nộp ngân sách hơn 56 nghìn tỷ đồng và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng đóng góp vào ngân sách hơn 28 nghìn tỷ đồng, nằm trong nhóm đầu ngành sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Đoàn khảo sát Tổng cục Thuế làm việc với BSR

Ngày 8/12, đoàn khảo sát của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính đã đến làm việc với Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) về công tác quản lý thuế.

Đoàn khảo sát Tổng cục Thuế làm việc với BSR về công tác quản lý thuế

Ngày 8/12, Đoàn khảo sát của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có cuộc làm việc với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) về công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong lĩnh vực dầu khí, xăng dầu.

Sửa Nghị định 132: Chậm một ngày, doanh nghiệp khổ thêm một ngày

Sau 3 năm thực thi, Nghị định 132/2020/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Xem xét sửa quy định về giao dịch liên kết tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Việc thực hiện quy định khống chế chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá thông qua lãi vay, được các chuyên gia cho rằng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, nhiều doanh nghiệp có kiến nghị bỏ quy định này. Qua ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã và đang nghiên cứu, rà soát, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét sửa đổi trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp

Khống chế lãi vay 30%, chuyên gia nói gì?

Theo Phó Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra, Tổng cục Thuế, việc khống chế tối đa 30% lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá thông qua lãi vay.

Sửa quy định khống chế trần chi phí lãi vay với doanh nghiệp vay ngân hàng

Tổng cục Thuế đang xem xét, nghiên cứu đề xuất sửa đổi quy định khống chế chi phí lãi vay 30% trong trường hợp doanh nghiệp vay ngân hàng, tại Nghị định số 132/2020.

Xem xét không áp trần chi phí lãi vay 30% với doanh nghiệp vay vốn ngân hàng

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết sẽ xem xét bỏ quy định khống chế chi phí lãi vay 30% khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Hiện cơ quan thuế đang tích cực rà soát những vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 132 về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết...

Có nên bỏ trần chi phí lãi vay 30%?

Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP, chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết không được vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Sửa đổi quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Tại Nghị quyết số 105/NQ-CP, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát, đánh giá để đề xuất việc cần thiết sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết trong quý IV/2023.

Xem xét 'tháo chốt' khống chế chi phí lãi vay 30% với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Theo Phó cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra, Tổng cục Thuế Tô Kim Phượng, cơ quan này đang nghiên cứu, rà soát thực tế tại Việt Nam, kiến nghị của doanh nghiệp về việc khống chế chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết 30%, sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, sửa đổi.

Có nên bỏ trần chi phí lãi vay 30% của doanh nghiệp có giao dịch liên kết?

Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, quy định khống chế chi phí lãi vay 30% của doanh nghiệp (DN) có giao dịch liên kết đã không còn hợp lý.