Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hối thúc Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF - quân đội chính quy của Sudan), Tướng Abdel Fattah al-Burhan, tham gia các cuộc đàm phán hòa bình tại Thụy Sĩ nhằm cố gắng chấm dứt xung đột tại Sudan, sau khi người đứng đầu Các lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, Tướng Mohamed Hamdan Daglo, đồng ý cử đoàn tham gia.
Tháng 4/2023, cuộc giao tranh giữa hai vị tướng dẫn đầu các phe phái quân sự ở Sudan đã nổ ra. Cuộc chiến kéo dài suốt 1 năm qua đã dẫn đến các vụ thảm sát, nạn đói và một làn sóng di cư ồ ạt ở quốc gia lớn thứ ba châu Phi này.
Theo Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), lời kêu gọi của Hội đồng Bảo an xoa dịu đáng kể nỗi đau khổ của nhân dân Sudan và mở đường cho tiến trình chính trị dẫn đến lệnh ngừng bắn lâu dài.
Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp kiêm Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF), Tướng Abdel Fattah Al-Burhan ngày 31/12 tuyên bố mục tiêu chấm dứt chiến tranh ở quốc gia Đông Bắc Phi sẽ không trở thành hiện thực nếu Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không rút khỏi tất cả các thành phố, nhà ở của người dân và trụ sở chính phủ.
Tướng Abdel Fattah Al-Burhan tuyên bố mục tiêu chấm dứt chiến tranh ở quốc gia Đông Bắc Phi sẽ không trở thành hiện thực nếu Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không rút quân.
Tính đến tháng 10, xung đột đã cướp đi sinh mạng của 9.000 người, buộc hơn 6 triệu người phải di dời bên trong và ngoài Sudan, đồng thời khiến 25 triệu người gặp khó khăn.
Ngày 14/11, Tổng thống Kenya William Ruto và Chủ tịch Hội đồng chuyển tiếp Sudan Abdel Fattah al-Burhan nhất trí tạo lập khuôn khổ đối thoại toàn diện nhằm chấm dứt 7 tháng xung đột ở Sudan.
Tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội đồng Cầm quyền Chuyển tiếp Sudan cho biết RSF và các đồng minh đã phạm các 'tội ác khủng khiếp' đối với dân thường ở Tây Darfur và các khu vực khác ở Sudan.
Tuyên bố được ghi âm cùng ngày của Chỉ huy RSF Dagalo nêu rõ việc Tướng Al-Burhan thành lập chính phủ mới ở thành phố Port Sudan sẽ dẫn đến kịch bản 'hai bên kiểm soát các khu vực khác nhau.'
Theo phóng viên TTXVN tại Sudan, ngày 14/9, Chỉ huy Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở Sudan, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, cho biết RSF sẽ bắt đầu các cuộc tham vấn để thành lập chính quyền dân sự tại các khu vực do lực lượng này kiểm soát, nếu Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Al-Burhan thành lập chính phủ mới ở thành phố Port Sudan.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Sudan, ông Volker Perthes ngày 13/9 đã tuyên bố từ chức, trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn giữa quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự.
Tướng Abdel Fattah Al-Burhan đã chỉ thị Bộ Tổng tư lệnh Quân đội, Tổng thư ký của Hội đồng Cầm quyền và các cơ quan liên quan thực thi sắc lệnh giải tán RSF với quân đội quốc gia.
Ngày 6/9, Chủ tịch Hội đồng cầm quyền chuyển tiếp đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Sudan (SAF), Tướng Abdel Fattah Al-Burhan, đã ban hành sắc lệnh hiến pháp về việc giải tán nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp xúc cử tri nhằm báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV... là một trong những sự kiện nổi bật ngày 28.6.
Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan, đã tuyên bố ngừng bắn trong ngày 28/6 nhân dịp lễ Eid al-Adha - một trong những dịp lễ được mong chờ nhất của người Hồi giáo.
Trong bối cảnh xung đột, đối đầu vẫn còn căng thẳng, Tổng Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Al-Burhan chưa thể tiếp xúc với chỉ huy Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, Tướng Mohamed Hamdane Dagalo.
Thư ký điều hành của Cơ quan Liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD) Workneh Gebeyehu cho rằng cuộc xung đột đang diễn ra ở Sudan đã gây ra vô số đau khổ, với hàng trăm người thiệt mạng.
Tripoli chỉ trích vụ tấn công vào Đại sứ quán Libya tại Sudan, Liên minh châu Phi (AU) khẳng định cam kết là những diễn biến mới nhất về tình hình tại Sudan.
Dự kiến, WFP sẽ bắt đầu phân phối hàng viện trợ ở Trung Darfur trong những ngày tới; WFP cũng đã nối lại hoạt động viện trợ nhân đạo ở bang Blue Nile, miền Đông Nam Sudan, từ ngày 26/5.
Hôm qua (24/5), Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người Volker Turk cảnh báo các bên liên quan tại Sudan cần nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận ngừng bắn đạt được hôm 22/5.
Thỏa thuận cho phép chuyển hàng cứu trợ và viện trợ nhân đạo, giúp khôi phục các dịch vụ cơ bản, đồng thời nỗ lực chấm dứt khủng hoảng và xoa dịu tình hình của người dân Sudan.
Ngày 20/5, Mỹ và Saudi Arabia ra tuyên bố chung cho biết Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) cùng ngày đã ký thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo kéo dài 7 ngày.
SAF và RSF đã ký thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia và có hiệu lực từ 21h45 ngày 22/5 (giờ địa phương) và kéo dài 7 ngày.
Đã đến lúc các bên liên quan tìm kiếm câu trả lời trên bàn đàm phán thay vì tại chiến trường, hướng tới lập lại hòa bình tại đất nước Đông Phi này.
Ngày 27/4, tại thủ đô Khartoum của Sudan đã xảy ra các cuộc không kích, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được trước đó giữa quân đội Sudan và nhóm bán vũ trang Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) với sự trung gian của Mỹ.
Các cuộc đụng độ dữ dội tiếp tục nổ ra giữa 2 phe, làm gia tăng rủi ro thảm họa sinh học và trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung tại Sudan.
'Có rất nhiều khoảnh khắc khó khăn, tất cả đều là sợ hãi, căng thẳng và lo lắng', một công dân nước ngoài chia sẻ về hành trình thoát khỏi 'điểm nóng' xung đột Sudan
Sau 48 giờ đàm phán dưới sự trung gian của Mỹ, Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã nhất trí thực hiện ngừng bắn trong 72 giờ, bắt đầu từ nửa đêm 24/4 (giờ địa phương).
Các nhà phân tích cảnh báo, xung đột ở Sudan, đặc biệt là ở thủ đô Khartoum còn kéo dài và đẫm máu. Tuy nhiên, một bên sở hữu kho vũ khí dồi dào hơn có cơ hội chiến thắng cao hơn.
Khi hai vị tướng hàng đầu Sudan quyết đấu 'một mất một còn', các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới cũng nhanh chóng có những động thái khác nhau.
Sau gần 10 ngày súng đạn, xung đột tại Sudan vẫn dữ dội, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã lên án cuộc giao tranh đồng thời kêu gọi các bên đối địch ở Sudan ngừng bắn. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi cả hai bên mở hành lang nhân đạo cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và xe cứu thương. Tuy nhiên, điều đó vẫn không được đáp ứng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận tạm thời đình chỉ hoạt động của Đại sứ quán Mỹ ở Khartoum, đồng thời sơ tán an toàn tất cả nhân viên cùng người thân của họ khỏi Sudan.
Cơ quan Hàng không Dân dụng Sudan đã gia hạn đóng cửa không phận nước này đến ngày 30/4, lực lượng vũ trang Sudan tuyên bố sẽ đáp trả bất kỳ hành vi xâm phạm không phận nào.
Ngày 22/4, Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng AbdelFattah al-Burhan đã kêu gọi đối thoại nhằm mang lại hòa bình ở quốc gia Đông Phi này, trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), lực lượng bán quân sự chính ở Sudan, vẫn tiếp diễn.
Giới phân tích nhận định tướng al-Burhan và tướng Hemetti - lãnh đạo hai phe phái đang xung đột tại Sudan - có thể sẽ còn đối đầu tới khi một bên chịu thất bại hoàn toàn.
Bộ Ngoại giao Sudan ra tuyên bố nêu rõ tất cả các cuộc hòa giải quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm thuyết phục RSF hợp nhất với các lực lượng vũ trang đều thất bại.
Ngày 16/4, Ủy ban Trung ương các bác sĩ Sudan thông báo, đã có 56 người thiệt mạng và 595 người bị thương trong những cuộc xung đột giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) trên khắp Sudan.
Thủ tướng Abiy và Tướng Al-Burhan tiến hành thảo luận về cách thức củng cố và tăng cường quan hệ song phương, cũng trong chuyến thăm này, ông Abiy sẽ gặp một số đảng chính trị của Sudan.
Người đứng đầu UNITAMS, ông Volker Perthes, mô tả quá trình tham vấn 'là hữu ích' vì thông qua quá trình này, phái bộ có thể nắm được các quan điểm và đề xuất từ người dân Sudan.
Chủ tịch Ủy ban AU mô tả thỏa thuận vừa đạt được là bước đi quan trọng để đưa Sudan quay trở lại khuôn khổ hiến pháp được nêu trong các thỏa thuận Khartoum ngày 19/8/2019.
Tối muộn 20/11, quân đội Sudan và phe Thủ tướng bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 25/10 Abdalla Hamdok đã đạt được thỏa thuận, theo đó, lực lượng vũ trang nước này đồng ý phục chức cho ông Hamdok.
Cộng đồng quốc tế hối thúc Sudan quay lại chính phủ chia sẻ quyền lực, chấm dứt tình trạng khẩn cấp, cam kết thực thi quan hệ đối tác dân sự-quân đội trong giai đoạn chuyển giao hướng tới bầu cử.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông báo sẽ tổ chức phiên họp đặc biệt vào ngày mai (5/11) để giải quyết tình hình ở Sudan.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Sudan Abdel Fattah al-Burhan cho biết, tân Thủ tướng Sudan sẽ là một nhà kỹ trị, nhưng thông tin về ứng cử viên cho chức vụ này chưa được hé lộ.
Chỉ huy lực lượng vũ trang của Sudan ngày 26/10 (giờ địa phương) cho biết, việc quân đội giải tán chính phủ và giành lấy chính quyền là để tránh nội chiến.
Ngày 26/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Thủ tướng Sudan, Abdalla Hamdok, người bị bắt giữ sau cuộc đảo chính ở nước này một ngày trước đó.
Trong một tuyên bố tại cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Guterres cho rằng Thủ tướng Hamdok 'phải được trả tự do ngay lập tức.'