ao su là một trong 3 mặt hàng của Việt Nam (bên cạnh gỗ và cà phê) xuất khẩu vào EU buộc phải chịu sự kiểm soát của Quy định chống phá rừng của EU, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm sẽ bị cấm nhập khẩu. Ngành cao su đang nỗ lực đáp ứng quy định của EU để ổn định thị trường xuất khẩu. Ghi nhận từ cuộc hội thảo do Hiệp hội Cao su Việt Nam và Tổ chức Forest Trend tổ chức ngày 17/5 tại TP.HCM. Thông tin của Truyền hình Thông tấn – VNEWS.
Doanh nghiệp còn đâu đó khoảng 1 năm nữa để chuẩn bị cho việc tuân thủ Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR). Tuy vậy, nhìn lại thực trạng các vùng trồng trong nước với các sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, đồ gỗ… manh mún, nhỏ lẻ nên việc tuân thủ rất khó và đòi hỏi mất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc…
Trong tương lai gần, doanh nghiệp có sản phẩm vượt định mức phát thải phải giảm phát thải và phải mua 'tín chỉ carbon' để bù lại phần vượt hạn ngạch sau khi đã thay đổi công nghệ.
Thích ứng với quy định chống mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) là câu chuyện được bàn thảo nhiều trong thời gian gần đây và cũng được nhắc đến trong hội nghị tổng kết ngành lâm nghiệp vào chiều qua, 27.12.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, giá trị xuất khẩu viên nén gỗ trong 11 tháng đầu năm 2023 đạt 597 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan tới phát triển bền vững hay còn gọi là những 'barie' xanh.
Ngành nông nghiệp trong nước với các sản phẩm như cà phê, đồ gỗ, cao su… đang đứng trước nhiều thách thức từ các quy định mới của châu Âu (EU), trong đó đáng chú ý là quy định về chuỗi cung ứng không gây mất rừng và suy thoái rừng (gọi tắt là EUDR).
Chuỗi cung ứng nông sản phức tạp là trở ngại lớn để ngành cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể đáp ứng quy định chống phá rừng của châu Âu.
Khu vực tư nhân có vai trò quan trọng góp phần bổ sung vào nguồn vốn cho tài chính xanh. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng nhu cầu tài chính tăng thêm của Việt Nam để xây dựng khả năng chống chịu và giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2022 - 2040 đối với khu vực tư nhân là 184 tỷ USD, khoảng 3,4% GDP/năm.
Tại Hội thảo 'Lộ trình chuyển đổi xanh và những điều doanh nghiệp cần biết' chiều 14/4, các chuyên gia chỉ ra, một trong các thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam cần sớm hiện thực hóa là xây dựng thị trường và đầu tư tín chỉ carbon.
Bị ách tắc trong việc xác định nguồn gỗ rừng trồng và tính pháp lý của giao dịch ở các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng khiến các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu này gặp không ít khó khăn.Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Việt Nam hiện có khoảng 4,4 triệu ha rừng trồng và con số này bao gồm trên 1 triệu ha rừng trồng của 1,1 triệu hộ gia đình. Hằng năm, diện tích đó đang cung cấp khoảng trên dưới 30 triệu m3 gỗ quy tròn.Đóng góp ý kiến vào dự thảo Thông tư sửa đổi, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của Tổ chức Forest Trend, cho rằng về xác minh nguồn gốc gỗ, chính quyền địa phương cần xác nhận tính hợp pháp của chủ hộ dựa trên các diện tích đất trồng trong ngắn hạn.
Nhằm thúc đẩy giao thương gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc và sớm ngăn chặn một số hiểu lầm về thuế, nguồn gốc, xuất xứ, các hiệp hội gỗ Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập kênh thông tin giao thương.
Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang biến động lớn, gây ra những tác động tiêu cực cho ngành gỗ Việt Nam.
Sau gỗ dán, nhóm mặt hàng tủ bếp và ghế sofa lại đối diện với nguy cơ cảnh báo rủi ro thương mại.
Theo Bộ NN-PTNT, quý 1-2020 giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính đạt khoảng 2,7 tỷ USD, tăng hơn 16% so cùng kỳ. Nhưng, sự lan rộng của dịch Covid-19 sẽ tác động mạnh đến ngành này trong thời gian tới.
Theo Báo cáo nghiên cứu về thị trường ngành chế biến gỗ Việt Nam của Tổ chức Forest Trend, 5 tháng đầu năm 2019, số dự án mới có vốn từ nước ngoài (FDI) đầu tư vào ngành gỗ là 49, trong đó có đến 32 dự án thuộc lĩnh vực chế biến gỗ.