Sáng 31/5, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề: 'Văn hóa, đạo đức, pháp lý của nội dung truyền thông số trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay'.
Sau những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, có lẽ nhiều người dùng phải suy nghĩ về việc 'cai nghiện' chiếc smartphone của mình.
Đội ngũ những người làm báo đã được định hướng rõ ràng hơn trong hành trình chuyển đổi số được cho là mang tính bắt buộc, không thể đảo chiều.
Mới đây, câu chuyện một người vợ bị chồng giết vì mải bấm điện thoại khiến nhiều người không khỏi giật mình. Bởi lẽ, xung quanh một thói quen tưởng như vô hại đó lại đã có không ít câu chuyện đáng tiếc xảy ra.
Theo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM&PCTPSDCNC) Công an TP Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây, thực trạng các video độc hại có nội dung 'bẩn' xuất hiện nhiều trên các nền tảng xã hội. Nhiều chủ tài khoản YouTube, TikTok vì muốn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng đã bất chấp sản xuất nội dung phản cảm, thậm chí dựng chuyện sai sự thật.
Mới đây, một TikToker đã bị cơ quan chức năng xử phạt 7,5 triệu đồng vì đăng các video có nội dung miệt thị người khác, vi phạm thuần phong mỹ tục. Trước đó, tài khoản có hơn 600.000 lượt theo dõi này đã bị khóa sau khi bị người dùng báo cáo.
Sự phát triển như vũ bão của TikTok khiến nhiều người lo ngại, đặc biệt những nội dung bẩn như Nờ Ô Nô vẫn ngang nhiên tồn tại.
Với sự phủ sóng ngày càng rộng, sức ảnh hưởng ngày càng lớn của TikTok tại Việt Nam, đặc biệt khi 'TikTok shop' ra đời đã có nhiều cá nhân sẵn sàng làm mọi cách để đưa khách về trang bán hàng. Họ dùng đủ chiêu để kiếm tiền trên nền tảng này như: khoe thân, thậm chí phát tán cả clip sex…
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một vấn đề mới, phức tạp. Bên cạnh tự chủ về công nghệ, nâng cao năng lực của các lực lượng chuyên trách, phát huy vai trò của toàn dân thực hiện đồng bộ những giải pháp mới có thể bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng để phát triển đất nước trong thời gian tới.
Mạng xã hội là môi trường rộng lớn, có tác động nhanh và rộng, nhất là với thanh, thiếu niên. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội ở nước ta những năm gần đây mang đến cả cơ hội và đặt ra nhiều thách thức trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến giới trẻ.