Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.
Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) cũng như đời sống, việc làm của người lao động (NLÐ). Ở một khía cạnh khác, dịch bệnh cũng làm thay đổi tư duy, cách làm, thói quen của con người trong nhiều lĩnh vực, trong đó công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLÐ) đã có nhiều chuyển biến, sáng tạo theo hướng tích cực hơn.
Phong trào thi đua 'Giỏi việc nước, đảm việc nhà' được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động từ năm 1989. Trải qua chặng đường hơn 30 năm, phong trào trở thành truyền thống tốt đẹp của các nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên cả nước.
Khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc, công nhân, lao động (CNLÐ) từ khắp nơi quay trở về các doanh nghiệp (DN) tiếp tục sản xuất, cũng là lúc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV xuất hiện. Tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, nơi tập trung số lượng lớn CNLÐ làm việc trong các DN, nhà xưởng càng không thể lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tệ nạn ma túy đã và đang hủy hoại cuộc sống, tương lai của nhiều người trẻ, thuộc mọi thành phần xã hội, trong đó có công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN). Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của loại tội phạm này, thời gian qua, công đoàn các cấp đã có những biện pháp cụ thể, kịp thời hơn nhằm ngăn chặn bảo vệ đoàn viên, người lao động.